NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video nhà có 2 giếng nước có sao không

Các Cụ ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” Giếng nước là một phần không thể thiếu trong các ngôi nhà vì thế khi Đào giếng hay khoan giếng sẽ có những điều kiêng kỵ về giếng nước mà chúng ta cần phải biết và tránh. Hôm nay chúng ta sẽ bàn luận về vấn đề này.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

Hình ảnh minh họa giếng nước và những điều kiêng kỵ về giềng nước.

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem giếng nước có vai trò như thế nào và có vị trí tâm linh ra sao trong đời sống của chúng ta.

ĐỊNH NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA GIẾNG NƯỚC.

Giếng Nước Là Gì?

Giếng nước là một hố sâu được người ta đào hoặc khoan tới độ sâu nhất định nhằm mục đích lấy nước. Các công cụ để lấy nước có thể dùng như Gàu múc, Dùng máy bơm, dùng ống hút…Cấu tạo giếng nước thường được ốp bằng các viên Gạch TRai, hay đá tảng hoặc một số nơi được xây gạch thẻ hay để trống làm thành vách đất.

Có 2 loại Giếng nước. là Giếng đào và Giếng khoan. Trong đó giếng Đào đã có từ rất lâu đời trong đơi sống dân ta, ngày nay khi khoa học phát triển và hiện đại hóa thì đa số chúng ta sử dụng giếng khoan, tuy nhiên tại vùng nông thôn, miền quê vẫn tồn tại những giếng đào.

Giếng đào thường có 2 loại là giếng Làng và giếng khơi hay còn gọi là giếng gia đình.

Với giếng làng vị trí thường được đạo tại đầu và cuối làng hay thôn, đường kính thường từ 5-15m và có độ sâu tầm 2-3m. Còn giếng Khơi thì nhỏ hơn với đường kính từ 0,8 – 2m, được dùng cho gia đình và vị trí đào thường ở trước sân nhà.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

Hình ảnh giếng khơi, giếng gia đình sử dụng.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

Hình ảnh 1 giếng làng Đại Đồng hiện nay vẫn được gìn giữ.

Với Giếng khoan, là giếng được dùng máy móc, thiết bị kỹ thuật khoan sâu vào lòng đất, diện tích khoan chiếm rất nhỏ do đó ta có thể khoan ở mọi vị trí miễn đủ rộng để các thiết bị khoan hoạt động.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

Hình ảnh giếng khoan

Tùy theo mục đích người dùng mà giếng đào hay khoan được đặt tại vị trí thuận lợi cho người sử dụng. Tuy nhiên dưới góc nhìn phong thủy thì không phải vị trí nào cũng có thể đào hay khoan giếng được, sẽ có những điều kiêng kỵ về giếng nước mà chúng ta cần phải biết và tránh sai phạm.

Vai Trò và Tầm Quan Trọng của Giếng Nước.

Nước là một yếu tốt không thể thiếu với con người, theo khoa học minh chứng thì cơ thể ta có tới 80% là nước, chúng ta có thể nhìn đói 5-7 ngày nhưng lại không thể chịu khát được dù chỉ 1-2 ngày. chính vì vậy từ ngàn xưa các cụ đã biết dò ra các mạch nước và đào ra những cái giếng để lấy nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cuộc sống.

Khi Tư tưởng Nho giáo du nhập và phát triển mạnh ở nước ta các vấn đề tâm linh, phong thủy cũng bắt đầu được phát triển và khi đó vai trò của giếng ngày càng trở lên quan trọng và tâm linh hơn trong mắt mọi người.

Các vị trí long mạch, Thủy khẩu thường được các thầy địa lý kiểm tra và xem rất kỹ trước khi tiến hành đào hay khoan giếng nước. Bởi nếu đào vị trí không đúng, phạm long mạch, hay thủy khẩu…thì có thể gây ảnh hưởng xấu thậm chí gây thoát tài, thiên tai tới gia đình, làng hay thôn xóm sử dụng nó. Vì lẽ đó mà các thầy địa lý đã khuyên răn rất kỹ những điều kiêng kỵ về giếng nước cho các Trưởng làng, trưởng thôn nhằm tránh những tai ương không đang có và có thể mang phúc khí về cho làng xóm.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC

Người xưa có câu “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài lộc” do đó chúng ta cần lưu ý hững điều kiêng kỵ về giếng nước như sau:

Tránh đào giếng vị trí gần và đối diện bếp lửa

Tránh đào giếng vị trí chính giữa ở phía sau ngôi nhà hay còn gọi là vị trí phương tọa của ngôi nhà.

Tránh đào giếng vị trí 12 địa chi mà hãy đào vị trí 8 thiên căn của khu đất (chú ý xem theo tuổi của gia chủ để quay ra các địa chi và thiên căn cho khu đất). người ta có câu nước theo nguồn mà chảy hay nước theo thiên can mà đi.

Không đào hay khoan giếng vị trí phía trước và chính giữa cửa chính của ngôi nhà.

Tránh đặt giếng vị trí hoàng tuyền của ngôi nhà, Trong hoàng tuyền thì có các vị trí là tứ lộ hoàng tuyền và bát sát hoàng tuyền. Bởi phương hướng hoàng tuyền nghiêm cấm đào ao, đảo giếng hay mở cống… những thứ có nguồn nước sẽ gây tai ương, hung họa cho gia chủ.

Không đặt giếng vị trí cung càn( hướng Tây Bắc), Cung đoài ( hướng Tây) của mảnh đất vì cung này được xem là cung gia chủ, nếu đặt vị trí này có thể gây các bệnh dịch như nổi mụn nhọt, tai nạn gãy chân tay, tê liệt… ảnh hưởng xấu sức khỏe người trong nhà.

Không đặt vị trí cung khảm vì sẽ gây thất thoát tài sản như trộm cướp, bệnh tập kéo dài.

Ngoài những điều kiêng kỵ về giếng nước trên đây chúng ta cũng cần phải chú ý tới vị trí thanh long bạch hổ trong khu đất để bố trí giếng nước hợp lý hơn.

VỊ TRÍ ĐÀO HAY KHOAN GIẾNG Ở ĐÂU LÀ HỢP LÝ

Có thể nói giếng nước là một vị trí thấp nhất trong 1 ngôi nhà hay ngôi làng, chính vì vậy nó sẽ mang một luồng khí âm rất mạnh. Nếu chúng ta chọn vị trí không phù hợp sẽ khiến các luồng khí âm và dương bị xung khắc hoặc gây xáo trộn, nhẹ thì gây bệnh tật, nặng thì có thể gây tai nạn, chết chóc hay khiến gia chủ bị vận xui làm ăn thất bát…

Theo như vị trí khu đất thì vị trí bên trái ngôi nha, tính từ hướng trong nhà nhìn ra chính là vị trí thanh long. Theo phog thủy đây là vị trí Rồng phun nước nên bố trí giếng nước sẽ hợp lý.

Vị trí đào giếng hay khoan giếng ta chọn ở vị trí của bốn thiên can dương là: Giáp, Bính, Canh, Nhâm sẽ tốt hơn ở bốn thiên can âm là: Ất, Đinh, Tân, Quý. Vì âm dương hòa hợp, tránh âm tăng thêm âm khí không tốt.

Về phương hướng thì Các phương quý, phương hợi, phương tân hay phương mùi, Phương Đinh đều tốt, gia chủ giàu sang phú quý, gia đạo bình an, con cái chăm ngoan học giỏi.

Còn về các cung thì khi đặt giếng vào vị trí Cung tốn, cung Khôn sẽ mang cho gia chủ sự giàu sang và hậu phúc của đời sau tốt hơn.

Do đó vị trí đặt giếng nước cũng cần phải lưu ý và quan trọng không kém những điều kiêng kỵ về giếng nước phía trên.

Để dễ nhớ và lưu ý về vị trí giếng nước mà người ta truyền tai nhau câu thơ như sau.

Đào giếng phương tý sinh ra điên loạn,

Đào phương sửu anh em khó thuận hòa.

Phương Dần mão tỵ thìn đều bất lợi,

Tuất ngọ tìm nước họa không xa.

Giếng tại hợi mùi là cực xấu,

Thân dậu hung rồi lại hóa may.

Duy ở cung càn chân phát bệnh,

Tại giáp canh nhâm mặc sức đào.

Giếng bếp nhìn nhau nữ dâm loạn,

Phương Đoài khơi giếng sẽ không hay.

CÁCH XÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO VÀ KHOAN GIẾNG

Xác Định Theo Phương Pháp Xác Định Mạch Nước

Đây là phương pháp truyền thống được người dân áp dụng từ xưa tới nay vẫn cho hiệu quả rất tốt. các giếng đào hay khoan nếu đúng mạch nước đều rất nhiều nước và thường thì giếng có độ sâu không cao.

Cách xác định mạch nước như sau. Chúng ta có thể dùng những tấm túi bóng ly lon hay những tàu lá chuối, lá cây có độ che phủ kín cao. Sau đó chọn vài vị trí theo đúng phong thủy và những điều kiêng kỵ về giếng nước phía trên, rồi tiến hành phủ tấm lylon hay lá cây lên đó. Khi để qua đêm hơi nước sẽ bốc lên đọng lên trên bề mặt tấm lylon hoặc lá cây đó.

Lưu ý chúng ta chỉ lên thực hiện khi trời tối và tới sáng sớm kiểm tra kết qua mới chính xác, tránh làm ban ngày mặt trời sẽ làm khô hơi nước khiến kết quả không chính xác. Có thể kiểm tra vài lần để độ chính xác cao hơn.

Xác Định Theo Phương Pháp Dùng Địa bức Xạ để tìm nguồn nước.

Đây là phương pháp Vật lý, sử dụng những công cụ khoa học để dò ra nguồn nước.

Với các thiết bị địa bức xạ này sẽ giúp chúng ta biết được các thông số như, độ mạnh yếu của nguồn nước ( lưu lượng nước), chiều sâu mạch nước ngầm, chiều sâu và độ rộng mạch nước, …

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

Hình ảnh thiết bị địa bức xạ dò tìm nguồn nước.

Xác Định Theo Phương pháp dùng đũa cảm xạ.

Vật dụng đũa thường được dùng là kim loại, một số có thể sử dụng cành cây tươi. Kiểu dáng đũa cảm xạ được làm theo hình chữ L, kích thước cạnh dài 25-30cm, cạnh ngắn 4-6cm và đường kính 2-4mm.

Cách làm như sau: ta cầm 2 cây đũa như hình dưới, lực nhẹ vừa đủ, sau đó tiến hành rà và di chuyển xung quanh khu vực làm giếng.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

Hình ảnh thiết bị máy cảm xạ dò nguồn nước hiện nay.

Khi 2 cây đũa có dấu hiệu dịch chuyển sát lại hoặc chập vào nhau chứng tỏ khu vực đó có mạch nước, độ mạnh yếu mạch nước tùy thuộc vào độ dịch chuyển của que đũa cảm xạ. Nếu que đũa không dịch chuyển hoặc đứng im thì nơi đó không có nước. Về độ chính xác của phương pháp này tương đối thấp hơn 2 phương pháp trên.

Phương Pháp Đào và Khoan Giếng có những điều kiêng kỵ về giếng nước

Trước khi đào hay khoan giếng chúng ta cần phải xe vị trí, hướng và làm lễ cúng đúng cách.

Đối vời giếng đào chúng ta vẫn có thể thực hiện các thao tác thủ công bằng phương tiện cuốc, Xẻng, Thuổng… tuy nhiên nếu thao tắc bằng các phương pháp đó sẽ tốn khá nhiêu nhân lực và thời gian cho một chiếc giếng đào. Ngày nay các phương pháp đào giếng đã hiện đại và khoa học hơn rất nhiều, các thiết bị đào và khoan cũng trở lên phổ biến hơn như máy khoan, máy cuốc,… Các giếng đào ngày nay để đảm bảo an toàn chống sạt lở, người ta dùng những cống BTCT để chèn xung quanh giếng và thành bảo vệ giếng.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

Hình ảnh đào giếng thủ công bằng tay hiện nay.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

và hình ảnh thả cống BTCT xuống giếng

Đối với giếng khoan. Sau khi xác định vị trí nguồn nước ok,Ta dùng tay hoặc máy khoan phù hợp với nhu cầu sử dụng và tiến hành khoan.

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ VỀ GIẾNG NƯỚC CHUẨN PHONG THỦY

CÁCH SAN LẤP GIẾNG NƯỚC

Hiện nay do môi trường bị ô nhiễm mạnh, các nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nặng gây hiện tượng các giếng nước bị nhiễm phèn, hay các chất bẩn làm ảnh hưởng tới sức khỏa của người dân. Do đó các biện pháp Khoa học, vật lý, hóa học, công nghiệ đã được phát triển nhằm sàng lọc ra những nguồn nước sạch phục vụ con người. do đó Những điều kiêng kỵ về giếng nước cũng được nhiều người bỏ qua và dần quyên đi.

Khi khoa học phát triển thì nguồn nước sạch nay không còn khan hiếm nữa, Các thiết bị, nhà máy lọc nước đã hoạt động rất mạnh và phục vụ trên khắp các thành phố và khu vực thị xã, thị trấn lớn. Do đó việc những cái giếng đào hay khoan cũ bị bỏ hoang không sử dụng đến ngày càng nhiều. để đảm bảo diện tích sử dụng và độ an toàn cho trẻ em, người dùng thì ta phải san lấp những cái giếng này. Tuy nhiên Vì vai trò và yếu tố tâm linh phong thủy của giếng nước mà việc san lấp chúng cũng khá phức tạp và cần phải tuân thủ đúng, đủ các nguyên tắc về phong thủy để tránh rủi ro cũng như những thứ xúi quẩy do giếng mang lại khi làm không đúng cách.

Bằng chứng là đã có một số gia đình tự ý thuê xe đất, cát về và đổ lấp đầy giềng nước hoặc giếng cạn có sẵn, tuy nhiên sau một thời gian làm ăn không thuận hay trong nhà sảy ra hiện tượng nứt tường…, được thầy phong thủy tư vấn và phải về nhà làm, xử lý lại, rồi phải cùng kiếng….Đây là tâm linh. Tuy nhiên nếu bạn không tâm linh chúng tôi sẽ chỉ cho bạn biết lý do tại sao lấp giếng lại cần phải đúng quy trình và thủ tục.

Vì giếng thông thường sẽ có nước và nằm sâu phía dưới lòng đất. khi chúng ta đổ đất, đá đại chà xuống sẽ gây hiện tượng tắc mạch nước ngầm, thậm chí gây ô nhiễm mạch nước, hay gây vỡ mạch nước…Các yếu tố này có thể trực tiếp ảnh hưởng tới móng của ngôi nhà bạn hay nền đất của ngôi nhà. Đồng thời các mùi hôi thối hay luồng khí âm phía dưới sẽ gây ứ đọng không thoát ra được tích tụ lại trong khu đất và trong nhà bạn, lâu dần dễ gây bệnh cho người ở. Một số khu vực khi lấp giếng gây ra hiện tượng phun nước lên trên mặt đất gây mất vệ sinh và ảnh hưởng tới sinh hoạt gia đình.

Vậy lấp giếng sao cho đúng cách.

Nếu bạn không tâm linh, không cúng kiếng hay xem thầy phong thủy thì hãy xem từ bước thứ 3 nhé.

Bước 1. Cần xem ngày và giờ hạp vận mạng với gia chủ để chọn thời gian lấp giếng.

Bước 2. Sắm 1 lễ nhỏ như dĩa trái cây, bánh kẹo… theo yêu cầu của thầy phong thủy, thầy cúng.

Bước 3. Tiến hành lấy 1 ống nước nhỏ từ 40-90mm, cắm xuống tận đáy giếng và cao hơn mặt đất 30-40cm.

Bước 4. Đổ sỏi hoặc đá nhỏ kèm theo ít cát xuống giếng đến khi ngập nước

Bước 5. Đổ cát dày xuống dưới rồi đến 1 lớp đất sét hay đen.

Bước 6. Dùng 1 lớp than hoạt tính đổ xuống nhằm khủ hết các mùi hôi mà giếng mang lên, đồng thời cũng là lớp thẩm thấu giúp thanh lọc nước bẩn thoát xuống dưới gây nhiễm bẩn nguồn nước ngầm gây ảnh hưởng khu vực xung quanh.

Bước 7.Đổ lớp đất thịt hay hỗn hợp lên trên và lấp đầy.

Lưu ý khi mới lấp giếng yêu cầu lu và nèn nhẹ tránh gây bể ống và ảnh hưởng các lớp bên dưới. Tiếp theo ta đổ từ từ mỗi ngày 1 ít đá xuống ống nhựa nước và lấp đầy.

Cuối cùng ta dùng đất lấp hết toàn bộ từ ống nước tới xung quanh khu vực giếng và nèn chặt.

KẾT LUẬN BÀI NHỮNG ĐIỀU PHONG THỦY VỀ GIẾNG NƯỚC

Như vậy chúng tôi đã giời thiệu xong những điều kiêng kỵ về giếng nước, mong rằng bài này sẽ là nguồn kiến thức quý giá phụ giúp cho các bạn, đồng thời giúp các bạn hiểu sâu hơn về vai trò của giếng nước ở nhà mình.

Trân trọng cảm ơn.

Mọi thông tin đóng góp vui lòng liên hệ

nhadepvilla@gmail.com

hotline : 090 363 2986 (kts.vanluu)

XEM BÀI PHONG THỦY CHO KHU NHÀ BẾP