Nhận thức của con người bao gồm nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được 2 loại nhận thức này, trong đó nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó chúng ta chỉ phản ánh được những đặc điểm bên ngoài của những sự vật, hiện tượng riêng lẻ khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta; và nhận thức lý tính là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức, nó nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính. Bài viết dưới đây của ACC về Nhận thức cảm tính là gì? (Cập nhật mới nhất 2022) hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Nhận thức cảm tính là gì? (Cập nhật mới nhất 2022)
I. Khái niệm về nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên của con người, trong đó chúng ta chỉ phản ánh được những đặc điểm bên ngoài của những sự vật, hiện tượng riêng lẻ khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng các giác quan và một cách trực tiếp. Nhận thức cảm tính chưa cho ta biết được bản chất, quy luật, những thuộc tính bên trong của các sự vật và hiện tượng, vì vậy mà nó phản ánh còn hời hợt, chưa sâu sắc và còn sai lầm.
Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
– Cảm giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.
Ví dụ: Khi ta chạm tay vào bình nước nóng, bàn tay sẽ có cảm giác nóng và có phản ứng co lại.
Xem thêm : Hộ chiếu chưa hết hạn có đổi được không?
– Tri giác: Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật.
Ví dụ: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.
– Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.
Ví dụ: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.
II. So sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
Sau khi tìm hiểu về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, có thể thấy hai thuật ngữ thường dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để giúp Quý bạn đọc nhận biết dễ dàng hơn, chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chí nhằm so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính như sau:
Tiêu chí Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính Bản chất về giai đoạn Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. Đặc điểm – Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.
Xem thêm : Top 7 collagen nước tốt và hiệu quả cho làn da năm 2022
– Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.
– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Quan hệ lẫn nhau Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Nhận thức cảm tính là gì? (Cập nhật mới nhất 2022). Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Nhận thức cảm tính là gì? (Cập nhật mới nhất 2022), quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp