Nhền nhện là loài động vật thường xuyên được bắt gặp trong góc nhà, góc tử hay ngoài sân vườn với những sợi tơ mạng trắng tinh. Tuy nhiên, rất ít người biết liệu nhện có phải là côn trùng không? Chúng thuộc lớp nào? Cùng Vệ Sinh Nhà 247 giải đáp những thắc mắc này trong bài viết ngay sau đây nhé!
- TOP 10 dầu gội Dove phục hồi tóc hư tổn được tin dùng nhất hiện nay
- Tuổi Canh Ngọ sinh năm 1990 – Tử vi trọn đời Nam|Nữ mạng
- 30+ Màu Móng Tay Cho Da Ngăm Giúp Tôn Da, Đẹp, Cuốn Hút
- Giả mã phong thủy mệnh Kim và mệnh Hỏa có hợp nhau không?
- Quy hoạch 1/2000 là gì? Các quy định liên quan đến quy hoạch chi tiết 1/2000
Nhện có phải là côn trùng không?
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa nhện và côn trùng bởi đặc tính có nhiều điểm giống nhau giữa hai loài. Vậy nhện có phải côn trùng không? Câu trả lời chính xác là nhện không phải là côn trùng.
Theo sinh học tự nhiên, nhện là một loài động vật săn mồi không xương sống có tên khoa học là Araneae. Chúng thuộc ngành chân khớp và thuộc lớp hình nhện. Cấu tạo cơ thể của nhện gồm hai phần là phần đầu ngực và phần bụng. Loài nhện có 8 chân, đôi kìm có tuyến độc, và không cánh. Một số loài khác cùng họ với nhện có thể kể đến như bọ cạp, ve bét,…
Phân biệt côn trùng và nhện
So sánh giữa côn trùng và nhện, bạn sẽ thấy giữa chúng có khá nhiều điểm khác biệt về đặc điểm sinh học hay tập tính,.. Dưới đây là những thông tin chi tiết về hai loài để giúp bạn nhận biết kỹ hơn sự khác nhau nhé:
Côn trùng
Côn trùng hay sâu bọ là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, ngành chân khớp có tên khoa học là Insecta. Đây là lớp có số lượng lớn nhất đồng thời được phân bố rộng nhất trong các lớp thuộc ngành chân khớp.
Đặc điểm cấu tạo của côn trùng gồm 3 phần chính là là đầu, ngực và bụng:
- Phần đầu: có một cặp râu, một cặp mắt kép và 2 mắt đơn và một miệng. Râu chính là cơ quan cảm giác giúp côn trùng cảm nhận xung quanh.
- Phần ngực: gồm 6 chân và 2 – 4 cánh ở những loài có cánh.
- Phần bụng: là nơi chứa cơ quan bài tiết và cơ quan sinh sản. Côn trùng có hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn hẳn so với loài nhện.
Điểm tiến hóa hơn của côn trùng so với tất cả các lớp khác trong ngành chân khớp là có thể bay lượn. Do đó, chúng là lớp được coi là thành công và đa dạng bậc nhất. Theo thống kê thế giới, có hơn 1.000.000 loài côn trùng khác nhau được biết đến trên thế giới. Một số loài côn trùng quen thuộc thường thấy như muỗi, ruồi, ong, kiến, sâu,..
Loài Nhện
Côn trùng thuộc lớp côn trùng. Vậy loài nhện thuộc lớp nào? Cùng thuộc ngành chân khớp những nhện lại là động vật thuộc lớp hình nhện với bản năng săn mồi. Khác với côn trùng, nhện chỉ được cấu tạo từ hai bộ phận chính là phần đầu ngực và phần bụng. Nhện không có râu và thường có 8 chân. Trong khi đó, côn trùng chỉ có 6 chân. Loài nhện có 4 cặp mắt được ghép nối với nhau và đặc biệt là không có râu như côn trùng.
Ngoài ra, tất cả các loài nhện đều có khả năng tạo ra màng nhện – việc mà côn trùng không có khả năng làm được. Một điểm khác biệt giữa nhện và côn trùng nữa là tập tính ăn uống của chúng. Thức ăn ưa thích của nhện là động vật nhỏ khác. Mặc khác, côn trùng lại thích ăn ký sinh trùng.
Cách đuổi nhện ra khỏi nhà vĩnh viễn
Nhện làm tổ trong nhà thường gây cảm giác khó chịu và khiến ngôi nhà bị mất thẩm mỹ bởi mạng nhện giăng kín. Đừng lo lắng dưới đây là một số cách đuổi nhện ra khỏi nhà vĩnh viễn mà bạn có thể áp dụng:
- Sử dụng thuốc đuổi nhện
Đây là cách làm vừa nhanh vừa đảm đảm bảo hiệu quả 100 % và được rất nhiều người áp dụng. Bạn có thể tìm mua các loại thuốc đuổi nhện thông dụng trên thị trường hiện nay. Sau đó xịt thuốc vào những nơi nhện thường xuyên ẩn nấp những góc tủ, góc bếp,….
Tuy nhiên, hãy nhớ đeo khẩu trang và găng tay đầy đủ khi sử dụng thuốc nhé! Đặc biệt nếu nhà bạn có trẻ em, thì không nên sử dụng bởi thuốc rất dễ gây ngộ độc nếu chạm phải.
- Sử dụng vỏ cam
Hương thơm của vỏ cam hoặc vỏ chanh hay bưởi khiến lũ nhện rất khó chịu và không bao giờ đến gần. Do đó bạn có thể tận dụng vỏ của các loại quả này để đuổi nhện tránh xa khỏi ngôi nhà của bạn.
Đầu tiên, bạn cần cắt các loại vỏ của cam, bưởi, quýt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, mang chúng đi ngâm với nước sôi và để qua đêm. Hôm sau, bạn vớt hết vỏ ra ngoài và thêm một ít nước cân bằng vào bát nước đã ngâm. cuối cùng, bạn dùng dung dịch này để xịt xung quanh nhà là sẽ không thấy bóng dáng của nhện đâu nữa.
- Sử dụng nghệ
Xem thêm : Uống nước lá Đinh Lăng lợi sữa có thật không, cách làm như thế nào?
Ngoài tác dụng làm gia vị trong bữa ăn, nghệ còn có khả năng xua đuổi nhện rất tốt. Bạn chỉ cần hòa bột nghệ với một lượng nước vừa đủ. Sau đó thấm vào bông hoặc xịt tại các điểm xung quanh nhà. Khi nghe mùi nghệ, nhện sẽ tự động tránh xa.
- Sử dụng bột quế
Bột quế có mùi hương trầm ấm rất đặc trừng khiến nhện không mấy ưa thích. Vì vậy, bạn có thể sử dụng bột quế để làm vũ khí đuổi nhện khỏi nhà vô cùng hiệu hiệu quả. Hãy rắc bột quế vào những nơi nhện thường xuyên xuất hiện. Chỉ sau vài ngày là đảm bảo nhà bạn sẽ không bị nhện đến làm phiền nữa.
- Sử dụng tinh dầu bạc hà
Bạn có thể tận dụng mùi hương bạc hà để ngăn chặn và xua đuổi nhện hiệu quả. Hãy đặt lá bạc hà hoặc xịt tinh dầu bạc hà vào nhũng chỗ nhện lưu trú như gầm giường, khe tường.
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
Một trong những nguyên nhân khiến nhện đém làm tổ trong nhà là do nhà ở bừa bộn, nhiều bụi bẩn và không sạch sẽ. Bởi vậy, vệ sinh không gian nhà thường xuyên là cách đuổi nhện tất yếu. Bạn nên quét dọn nhà cửa hàng ngày, lau chùi kỹ hơn những nơi nhện có thể khiến lũ nhện làm tổ như trần nhà, gầm giường,…
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi nhện có phải côn trùng không? Đồng thời mách bạn những cách đuổi nhện khỏi nhà vĩnh viễn. Quan trong nhất vẫn là giữ gìn vệ sinh nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp. Không gian sống sạch sẽ không có con nhện nào đến quấy rối bạn nữa. Liên hệ ngay Vệ Sinh Nhà 247 để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!
Ngày cập nhật: 10/13/2023
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp