Tai nạn giao thông là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, với con số thiệt hại về người và của ngày một tăng cao đến mức báo động nghiêm trọng. Tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào với mọi loại phương tiện. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng VIETMAP tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục tai nạn giao thông cụ thể.
I. Những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
1. Về người tham gia giao thông
– Ý thức kém
Ý thức tham gia giao thông của người Việt đã được các phương tiện truyền thông khai thác và phê phán lâu nay. Hình ảnh ngã ba, ngã tư luôn chật cứng xe cộ, những chiếc xe chậm chạp di chuyển không theo hàng lối trong giờ cao điểm, tiếng còi xe lẫn khói bụi là chuyện thường xảy ra ở những đô thị lớn. Nguyên nhân là bởi văn hóa chen lấn, không ai chịu nhường ai khiến tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó, có nhiều người thường xuyên vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, chạy lấn tuyến, chạy vượt đường, không có khái niệm nhường đường, kể cả cho người đi bộ.
– Uống rượu bia khi lái xe
Uống rượu bia khi tham gia giao thông là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đặc biệt vào những ngày nghỉ lễ, tết, tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông vì người lái xe uống rượu, bia luôn cao hơn những ngày bình thường.
– Không nắm rõ luật giao thông
Mặc dù đã được siết chặt nhưng công tác đào tạo, thi và cấp bằng lái xe ở Việt Nam vẫn mang nặng tính hình thức. Người học luôn có suy nghĩ học tủ, học vẹt để thi lấy bằng lái xe chứ không phải học để hiểu biết luật giao thông đường bộ cũng như kỹ năng lái xe.
2. Hạ tầng giao thông đường bộ xuống cấp, không đảm bảo an toàn
Xem thêm : 04 trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự
Chất lượng các công trình giao thông ở nhiều địa phương đã xuống cấp nghiêm trọng, một phần là do quá tải, một phần do công trình kém chất lượng. Tại những tuyến đường có lượng phương tiện tham gia giao thông lớn thường xuyên xuất hiện tình trạng sụt lún, sạt lở, bong nứt mặt đường.
Bên cạnh đó, người dân thường có thói quen xâm chiếm vỉa hè, mặt đường làm nơi kinh doanh buôn bán làm lòng đường trở nên chật hẹp, cản trở tầm nhìn của người tham gia giao thông.
II. Cách khắc phục tai nạn giao thông
1. Điều hành giao thông hợp lý
Một số nút giao thông, các ngã tư đèn xanh đèn đỏ chỉ nên cho từng làn đi một để giảm thiểu tình trạng ách tắc giao thông. Đồng thời, trên các trục đường, nếu bố trí được giải phân cách thì sẽ hạn chế được tình trạng người tham gia giao thông tùy tiện sang đường, rẽ ngang gây ùn tắc.
2. Cải thiện cơ sở hạ tầng
Muốn nhanh chóng tăng cường hệ thống giao thông mà tốn ít chi phí đầu tư hơn, cần khuyến khích việc sản xuất các trang thiết bị điều khiển ngay trong nước ( ví dụ: sản xuất đèn xanh đèn đỏ,…)
Thêm nữa, chúng ta có thể sử dụng các loại vật liệu trong nước để làm đường như xi măng, vừa hạn chế nhập vật tư ngoại như nhựa đường, atphan,… để tiết kiệm chi phí, vừa kích thích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất và phát triển.
3. Nên có những chính sách giải tỏa công bằng và hợp lý
Muốn việc mở rộng đường sá, giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng và ít tốn kém, cần thực hiện chính sách giải tỏa công bằng và hợp lý. Không nên đẩy người đang có nhà ở mặt đường lên nhà cao tầng, còn người đang ở trong hẻm lại được ra mặt đường lớn gây khiếu kiện, dẫn đến việc đền bù nhiều hơn và mất thời gian hơn.
Xem thêm : Có nên giặt quần áo lúc đêm muộn?
Giải pháp đó chính là nên đền bù cho cả những hộ ở sâu 2 bên làn đường, xây nhà cao tầng tại chỗ cho họ ở, tránh tình trạng nhà tái định cư ở nơi khác. Như vậy, những hộ bị giải tỏa vẫn được sống trên trục đường cũ, người nông dân không bị mất đất do tái định cư, sẽ có nhiều đất để trồng cây xanh và làm công trình phúc lợi.
4. Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông
Cần tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các hành vi phạm quy định về nồng độ cồn, ma túy, vi phạm tốc độ, dừng đỗ sai nơi quy định, phương tiện chở quá tải,… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông bằng cách sử dụng phương tiện kỹ thuật công nghệ cao như hệ thống camera giám sát nhằm nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm.
5. Nâng cao dân trí, thường xuyên giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông
Các cơ quan, ban ngành cần thông tin tuyên truyền thường xuyên để giúp người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Bên cạnh đó, cần có sự hướng dẫn đầy đủ, chi tiết khi sử dụng mũ bảo hiểm, đặc biệt là mũ bảo hiểm cho trẻ em.
Tại các trường học nên thực hiện chương trình giáo dục về an toàn giao thông, các hành vi lái xe an toàn của thanh thiếu niên giúp học sinh có kỹ năng về giao thông nhằm phòng tránh tai nạn khi đi bộ, xe đạp hay xe máy.
Bài viết trên đây đã liệt kê những nguyên nhân và một số giải pháp hữu ích nhằm khắc phục tai nạn giao thông cũng như cải thiện tình hình giao thông ở nước ta. VIETMAP hy vọng mỗi người chúng ta khi tham gia giao thông cần có hiểu biết và ý thức hơn để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp