Dưới đây là 10 thói quen gây lãng phí điện phổ biến các gia đình thường mắc phải, khiến hóa đơn tiền điện hàng tháng luôn có xu hướng “đi lên” chứ không giảm.
- Ý nghĩa, công dụng và cách trồng cây trường sinh tốt cho phong thủy
- Hướng dẫn cách làm nghệ tươi ngâm mật ong dùng quanh năm
- 5 công thức nấu cháo tôm khoai lang “bé nào cũng mê tít”
- Size L và XL cái nào lớn hơn? Mẹo chọn size quần áo phù hợp
- Top 12 thực phẩm tốt cho bà bầu, mẹ mang thai nên ăn mỗi tuần
Nên chạy máy rửa bát khi máy đầy tải để tiết kiệm điện.
1. Để đèn sáng khi không có người ở nhà
Đây là một trong những thói quen phổ biến thường gặp. Tắt đèn khi rời khỏi phòng sẽ tiết kiệm điện và giúp bóng đèn bền hơn. Nếu hay quên, hãy sử dụng hệ thống nhà thông minh để giám sát ánh sáng từ xa qua điện thoại di động.
2. Sử dụng bóng đèn sợi đốt
Đèn sợi đốt tiêu thụ năng lượng rất lớn vì vậy nên chuyển sang dùng bóng tiết kiệm điện. Các bóng đèn được chứng nhận ENERGY STAR như bóng halogen, huỳnh quang compact (CFL), đèn LED sử dụng năng lượng ít hơn từ 25% đến 80% và có tuổi thọ dài hơn tới 25 lần so với bóng sợi đốt truyền thống.
Xem thêm : Bàn luận xã hội: Quan Trọng của Ý Chí
3. Không rút phích điện
Thiết bị điện tử và đồ dùng gia dụng đều tiêu thụ năng lượng ngay cả khi tắt nếu không rút phích cắm. Nếu không sử dụng hãy rút phích cắm ra. Có thể kết nối nhiều thiết bị cùng một nguồn đầu vào, khi tắt chỉ cần rút phích ra.
4. Chạy máy đông lạnh khi trống rỗng
Có máy đông lạnh để lưu trữ thực phẩm là ý tưởng tốt, song điều này gây hại nhiều hơn lợi nếu không rút phích cắm khi máy trống rỗng. Tại Mỹ, một máy đông lạnh dân dụng (chest freezer) tiêu thụ khoảng 103 kWh, chi phí trung bình 14 USD mỗi tháng. Vì lý do này không nên chạy không tải tức khi tủ trống rỗng.
5. Mở tủ lạnh quá lâu và thường xuyên
Trung bình mỗi năm, mọi người mở tủ lạnh hoặc tủ đông khoảng 10 giờ, ngốn khoảng 7% tổng năng lượng sử dụng của thiết bị. Một mẹo hữu ích là chỉ mở tủ lạnh và tủ đông khi cần và khẩn trương đóng ngay tủ lại.
6. Chạy máy rửa bát với một nửa công suất
Máy rửa bát nếu chạy hàng ngày thì một năm tốn khoảng 66 USD. Để tiết kiệm năng lượng, nên chạy máy khi đầy (đủ) tải. Ngoài ra, có thể chuyển máy từ chế độ cài đặt sấy khô bằng nhiệt sang sấy khô bằng không khí, có thể tiết kiệm được thêm khoảng 15% tổng năng lượng tiêu hao của thiết bị.
Xem thêm : Điều kiện tham gia tổ chuyên gia đấu thầu là gì?
7. Giặt quần áo bằng nước nóng
Gần 90% năng lượng của một máy giặt là để làm nóng nước. Vì vậy nếu chuyển giặt từ nước nóng sang nước ấm hay nước lạnh sẽ giảm được một nửa năng lượng. Trừ khi phải giặt đồ quá bẩn, dính nhiều dầu mỡ, còn không nước lạnh có đủ khả năng làm sạch mọi thứ như quần áo, khăn trải giường….
8. Đặt mức nhiệt quá cao
Nhiều hộ gia đình, nhiệt độ máy đun nước nóng đặt quá cao nên tốn điện, Bộ Năng lượng Mỹ khuyến nghị, mặc dù máy đun nước nóng được đặt ở mức mặc định 140 độ F (60 độ C) nhưng chỉ nên đặt ở ngưỡng 120 độ F (gần 50 độ C) là hợp lý. Mức này vừa hiệu quả năng lượng lại có thể giảm hóa đơn điện từ 3 đến 5% cho mỗi 10 độ F khi được giảm.
9. Không lập trình máy điều nhiệt
Làm nóng và làm mát tiêu thụ gần một nửa năng lượng của căn nhà. Một bộ điều nhiệt lập trình giúp cắt giảm việc sưởi ấm hoặc làm mát không cần thiết. Nên lắp bộ điều nhiệt thông minh và lập trình đầy đủ sẽ giúp tiết kiệm năng lượng vì đây là thiết bị điều khiển từ xa, biết chỉnh nhiệt độ thích hợp.
10. Không thay bộ lọc không khí định kỳ
Bất kỳ ngôi nhà nào, nhất là tòa nhà cao tầng đều được lắp hệ thống HVAC (Heating ventilation and air conditioning), tức hệ thống thông gió, điều hòa không khí. HVAC thường có bộ lọc không khí, nó cần được vệ sinh thường xuyên để hoạt động hiệu quả. Khi HVAC bị kẹt do bụi bẩn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, bởi vậy, nên thay bộ lọc không khí ba tháng một lần, vừa giảm tiền điện lại có lợi cho sức khỏe con người.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp