Tóm tắt cốt truyện cô bé quàng khăn đỏ

1 Nội dung truyện cô bé quàng khăn đỏ

Truyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa có một cô bé quàng chiếc khăn đỏ có bản tính ham chơi. Một hôm nọ, bà ngoại của cô bị ốm nên mẹ bảo cô mang bánh sang biếu bà và dặn dò kỹ lưỡng nhớ phải đi đường thẳng, không được đi đường vòng nếu không sẽ có chó sói ăn thịt.

Nội dung truyện cô bé quàng khăn đỏ

Nội dung truyện cô bé quàng khăn đỏ

Cô bé quàng khăn đỏ tung tăng lên đường nhưng vì quá ham chơi nên mới đi được nửa đường liền quên mất lời mẹ dặn, thấy đường rừng nhiều hoa đẹp liền chọn đi theo đường rừng, cô bé đã gặp sói. Sói lừa cho cô bé đi hái hoa còn mình thì đến thẳng nhà bà ngoại cô bé và nuốt chửng bà cô bé.

Sau khi ăn thịt bà cô bé xong, sói cải trang, mặc đồ của bà và nằm lên giường, kéo chăn che mặt chờ sẵn cô bé quàng khăn đỏ đến để ăn thịt tiếp. Khi cô bé đến, sói dụ dỗ cô bé đến gần rồi nuốt chửng luôn cả cô bé vào bụng. Sau khi đã được ăn một bữa no nê, sói lăn ra ngủ.

Nội dung truyện cô bé quàng khăn đỏ

Nội dung truyện cô bé quàng khăn đỏ

May thay, đúng lúc đó có bác thợ săn tốt bụng là hàng xóm của bà cô bé đi ngang qua thấy sói nằm ngủ trên giường liền biết sói đã ăn thịt bà lão, bèn giết sói, cứu sống được bà cháu cô bé quàng khăn đỏ trong bụng con sói. Từ đó, hai bà cháu được đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau.

2 Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cô bé quàng khăn đỏ

Qua truyện cô bé quàng khăn đỏ đã rút ra bài học lớn nhất cho các em nhỏ là phải biết vâng lời bố mẹ, đi đến nơi về đến chốn không được la cà dọc đường. Không được tiếp xúc với bất kỳ người lạ nào để có thể đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình. Hình ảnh cô bé trong câu chuyện gặp phải chó sói và để chó sói ăn thịt cả cô và bà ngoại là một ví dụ điển hình cho những đứa trẻ không biết vâng lời. Nếu trong trường hợp không may các em gặp phải người xấu phải kêu cứu hoặc tìm ngay người lớn xung quanh để được giúp đỡ.

Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cô bé quàng khăn đỏ

Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cô bé quàng khăn đỏ

Đồng thời đây cũng là một lời nhắc nhở cảnh tỉnh đối với các bậc cha mẹ khi trẻ còn nhỏ nên dạy trẻ cách phân biệt giữa người tốt, kẻ xấu. Bên cạnh đó, phải giáo dục cho trẻ nếu gặp phải người xấu thì con trẻ nên biết làm sao để tự bảo vệ bản thân mình.

Những câu chuyện cổ tích được kể luôn đem lại những bài học có ý nghĩa nhân văn và giá trị đạo đức cao trong cuộc sống. Truyện cô bé quàng khăn đỏ cũng không phải là ngoại lệ Câu chuyện đưa ra hình tượng con chó sói gian trá để đại diện cho cái xấu, cái ác. Qua nhân vật đó tác giả muốn phê phán những người giả nhân, giả nghĩa, xảo trá lợi dụng lòng tốt, sự tin tưởng của người khác để hại người lợi mình.

Còn hình ảnh bác thợ săn đại diện cho những người tốt trong xã hội, sẵn sàng cứu giúp đỡ người gặp nạn mặc dù biết rằng có thể rất nguy hiểm. Người hiền lành, tốt bụng thì chắc chắn sẽ gặp may mắn và người xấu xa gian trá nhất định phải gánh chịu hậu quả.