Những câu chuyện cổ tích từ bao đời nay đều đem một ý nghĩa sâu xa, một bài học đáng nhớ đến cho nhiều thế hệ và trong ngàn câu chuyện đó, chúng ta không thể không nhắc đến Tấm Cám. Ở câu chuyện này, người đọc có thể thấy rõ sự dịu hiền của Tấm cùng với hình ảnh ác độc từ mẹ con nhà Cám. Nhưng tình tiết truyện không chỉ đơn thuần nhấn mạnh điều đó mà sâu xa hơn gửi đến cho chúng ta rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong cuộc sống. Và để biết đó là những gì, bạn hãy đọc ngay ý nghĩa truyện cổ tích Tấm Cám qua những chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé!
- Sữa bột Abbott Grow Gold 6+ lon 900g cho trẻ trên 6 tuổi
- Tỏi ngâm giấm chuyển màu xanh có ăn được không?
- Sử dụng 4 thực phẩm để đông đá giúp làn da khỏe mạnh và tươi sáng
- Vì sao không được bước qua người bà bầu? Lý giải theo quan niệm dân gian và hiện đại
- Tuổi Quý Dậu sinh năm 1993 mệnh gì? Hợp tuổi, màu gì?
- Truyện cậu bé Tích Chu – bài học đắt giá cho sự quan tâm
- [Chia sẻ] ý nghĩa truyện cổ tích cây khế
- Ý nghĩa truyện cổ tích cây tre trăm đốt – Chia sẻ cùng các bạn nhỏ
Nhấn mạnh châm ngôn “Ở hiền gặp lành”
Ở tốt sẽ luôn gặp những điều may mắn
Có thể gần như toàn bộ câu chuyện, mẹ con Cám tìm nhiều cách để hãm hại cũng như “nhấn chìm” Tấm xuống nhằm đạt được mục đích của riêng bản thân mình. Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ con Cám đã không đối xử tốt với Tấm, và kể từ ngày Tấm được vua lấy về làm vợ, sự ghét bỏ của mẹ con nhà Cám đã biến thành việc muốn loại bỏ.
Tuy nhiên sau cùng, mẹ con Cám cũng phải chịu quả báo ở kết chuyện. Quả báo đó là cái kết cho những gì xấu xa nhất, tồi tệ nhất mà mẹ con họ đã làm hại Tấm, làm giảm đi sự nhân văn của xã hội. Qua đó, người đọc có thể thấy được ý nghĩa chuyện cổ tích Tấm Cám rằng, những ai sống không ngay thẳng rồi cũng sẽ gặp cái kết chẳng lành. “Thiện giả thiện báo, ác giả ác báo”, sẽ chẳng có chuyện bạn sẽ được sống một cuộc đời tốt đẹp khi lúc nào cũng tồn tại cái tâm xấu.
Tấm sau hàng vạn những khó khăn cuối cùng cũng mạnh mẽ vượt qua và đón chào hạnh phúc. Câu chuyện dù thực, dù hư vẫn là bài học quý giá mà cha ông ta răn dạy con cháu. Sống ở đời đừng quá độc áo, sống hiền sống lành ắt sẽ được giúp đỡ.
Xem thêm: Ý nghĩa và bài học rút ra từ chuyện cô bé quàng khăn đỏ
Không có ai là tốt hay xấu hoàn toàn
Không có người nào hoàn hảo trên cuộc đời
Xem thêm : Sinh năm 1997 hợp số nào? Hợp màu gì? Nghề gì? Hợp tuổi nào?
Nếu chỉ đọc qua, ai cũng nghĩ rằng mẹ con Cám là người xấu hoàn toàn và Tấm lại rất tốt. Tuy nhiên khi xét kỹ ở nhiều khía cạnh, bạn có thể thấy là mẹ Cám không phải người xấu hoàn toàn, suy cho cùng những hành động bà làm ra chỉ muốn đứa con gái của mình có được một cuộc sống tốt đẹp, an nhàn.
Có thể bà ta xấu với người ngoài nhưng với đứa con ruột, mẹ của Cám có thể nhẫn tâm làm tất cả để đem đến hạnh phúc. Đây chính là tình mẫu tử thiêng liêng, vì đó mà người mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả cho con mình được hưởng trọn điều tốt đẹp. Tuy nhiên, không ai ủng hộ cho những hành động tàn ác của bà dù chúng có xuất phát từ bất cứ mục đích nào.
Về phần Tâm, ở nửa đầu câu chuyện có lẽ Tấm là người yếu thế, chịu nhiều oan ức cũng như tủi nhục. Nhưng khi được hồi sinh lại, chẳng phải Tấm đã trả thù mẹ con Cám rất ác tâm hay sao? Chặt cây cau giết Cám rồi đưa cho mẹ Cám ăn – đây quả thật không phải hành động của một người tốt.
Chính vì thế, người đọc có thể thấy ý nghĩa chuyện cổ tích Tấm Cám này là bản chất con người ta sẽ thay đổi vì một ai đó hoặc khi bị dồn vào bước đường cùng, không ai tốt hay xấu mãi bao giờ.
Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Luôn phải có mục đích và cố gắng trong cuộc sống
Luôn cố gắng để đạt được mục tiêu mình mong muốn
Ý nghĩa chuyện cổ tích Tấm Cám này là mong muốn rằng người đọc cần thể hiện sự quyết tâm của mình qua những hành động cụ thể, không phải bằng lời nói suông. Trước đây, khi gặp bất kỳ khó khăn nào, Tấm chỉ biết ngồi khóc và nhờ sự giúp đỡ của mọi người như ông Bụt, chim sẻ… Chính vì thế mà cuộc sống của Tấm lúc bấy giờ không được trọn vẹn, rón rén và chẳng can đảm làm những điều mình mong muốn.
Nhưng khi bị đối xử bất công, hãm hại đến chết, Tấm đã khát khao và mong ước mãnh liệt rằng mình muốn sống trở lại, muốn được bên cạnh vua hạnh phúc. Và vì có mục đích như vậy, Tấm đã cố gắng hết sức mình biến thành cây xoan đào, thành chim vàng anh ở gần vua… và qua nhiều lần phấn đấu không ngừng nghỉ, cuối cùng Tấm cũng đạt được nguyện vọng bấy lâu của mình.
Xem thêm: Sự tích quả dưa hấu và ý nghĩa sâu sắc về sự cố gắng
Sống “khôn” và ý nghĩa hơn
Sống ý nghĩa cho đời hơn
Chỉ có Tấm ở trong câu chuyện cổ tích mới có thể chết đi sống lại nhiều lần sau bao vấp ngã, lừa lọc vì sự ngây thơ, dại dột của mình. Nhưng trên thực tế lại không hề như vậy, nếu bạn ngây thơ và tin người, rủi ro và khó khăn sẽ luôn ập đến và khiến bạn phải từ bỏ.
Chính vì thế, câu chuyện này còn muốn nhắn nhủ đến người đọc là trong cuộc sống, luôn phải biết nhìn trước nhìn sau, phải luôn cẩn thận với người mới quen cũng như quan tâm đặc biệt đến sức khỏe, không có sức lực thì mọi công việc, hoạt động không thể nào suôn sẻ.
Cuộc sống luôn cần có bạn bè giúp đỡ
Cuộc sống luôn cần sự giúp đỡ của bạn bè
Có lẽ những chi tiết nhỏ trong chuyện sẽ khiến ít người chú ý đến, nhưng nếu không có hình ảnh này câu chuyện sẽ không thể diễn biến được tiếp. Đó là sự giúp đỡ của ông Bụt, của những chú chim nhặt thóc để Tấm có cơ hội đi hội, gặp vua – thời điểm mà Tấm bắt đầu những sóng gió lớn của cuộc đời.
Nếu không có Bụt hoặc những “người bạn nhỏ” này giúp đỡ thì chắc chắn Tấm chẳng thể bước chân đến nổi buổi dự hội và gặp người đàn ông của đời mình. Trong cuộc sống cũng vậy, nếu ta chẳng có bạn bè, mọi công việc sẽ khó thực hiện hơn. Sự có mặt của những người bạn sẽ giúp ta có thêm động lực, năng lượng. Đây chính là một trong những ý nghĩa chuyện cổ tích Tấm Cám.
Bên trên là những ý nghĩa chuyện cổ tích Tấm Cám. Mong rằng qua một số chia sẻ ở bài viết này, bạn sẽ nhận ra được những bài học áp dụng để áp dụng vào cuộc sống. Mỗi câu chuyện đều mang một hàm ý riêng, và hãy dành thời gian để tìm hiểu chúng nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp