Dưới đây là bảng phân tích về sự khác nhau giữa Tội phạm hoàn thành và Tội phạm kết thúc
TỘI PHẠM HOÀN THÀNH
TỘI PHẠM KẾT THÚC
Định nghĩa
– Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự.
– Nói đến tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý.
Xem thêm : Tốp 100 cầu thủ xuất sắc nhất năm 2022: Messi bỏ xa Ronaldo 50 bậc
– Tội phạm kết thúc là hành vi phạm tội đã thực sự chấm dứt trên thực tế.
– Nói đến tội phạm kết thúc là tội phạm đã thực sự chấm dứt trên thực tế.
Thời điểm xác định
– Tội phạm cấu thành vật chất: hoàn thành khi người phạm tội đã gây hậu quả của tội phạm vì trong cấu thành tội phạm vật chất có dấu hiệu hậu quả thiệt hại.
– Tội phạm cấu thành hình thức: hoàn thành khi hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm đã được thực hiện. Trong trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi khác nhau, tội phạm được xác định là hoàn thành khi những hành vi này đều đã được thực hiện.
– Tội phạm có cấu thành tội phạm cắt xén: hoàn thành khi người phạm tội đã có những hoạt động bất kì nhằm thực hiện hành vi phạm tội.
– Khi người phạm tội đã đạt được mục đích nên dừng việc thực hiện các hành vi phạm tội.
Xem thêm : Review 5 loại nước tẩy trang Simple ®: không cồn, giá rẻ
– Khi người phạm tội bị ngăn cản nên không thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội.
– Khi người phạm tội tự ý dừng việc phạm tội.
Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau, có trường hợp tội phạm được coi là hoàn thành nhưng vẫn tiếp diễn, chưa kết thúc. Hành vi phạm tội của tội phạm có thể dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và cũng có thể kéo dài qua thời điểm tội phạm hoàn thành.
Vì sao cần phân biệt đúng tội phạm hoàn thành và tội phạm kết thúc?
– Xác định tội phạm hoàn thành, phân biệt với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành (trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) có ý nghĩa quan trọng để quyết định hình phạt. Với những điều kiện giống nhau, tội phạm hoàn thành phải được coi là nguy hiểm hơn so với các trường hợp tội phạm chưa hoàn thành. Do vậy, cần phải quyết định hình phạt nghiêm khắc hơn đối với người phạm tội hoàn thành so với người phạm tội chưa đạt hay chuẩn bị phạm tội.
– Xác định thời điểm tội phạm kết thúc có ý nghĩa để áp dụng các chế định khác có liên quan như chế định phòng vệ chính đáng (Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 của Việt Nam), chế định truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015). Căn cứ để xác định quyền phòng vệ chính đáng, có đồng phạm, áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong các quy định của Bộ luật hình sự là trên cơ sở xác định tội phạm đã kết thúc hay chưa, không phải dựa trên cơ sở xác định tội phạm đã hoàn thành hay chưa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp