Các phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên nghề có tính thuế TNCN không? Mức phụ cấp ưu đãi và thâm niên nghề hiện nay là bao nhiêu? Bài viết sau sẽ giải đáp cho những thắc mắc nêu trên.
- Ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long – Bài 1: Nguyên nhân hiện tượng đỉnh triều ‘lịch sử’
- Sao nào chiếu mệnh tuổi Kỷ Tỵ 1989 – Nữ mạng vào năm 2023
- Đậu Hà Lan bao nhiêu calo? Ăn đậu Hà Lan có lợi ích gì đối với sức khỏe
- 10 bộ phim được yêu thích nhất thế giới năm 2015
- Sinh 8 bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch
(1) Phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên nghề có tính thuế TNCN?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động. Trong đó, có đề cập đến những khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
“…a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công…”
Tuy nhiên, Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng nêu rõ, các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 như đã nêu trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Xem thêm : Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa quốc tế vô sản
Chỉ riêng trường hợp trợ cấp chuyển vùng một lần với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc người Việt Nam làm việc tại nước ngoài thì được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên nghề thuộc một trong những trường hợp phụ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
(2) Mức phụ cấp thâm niên nghề hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục 10 Danh mục tổng hợp các khoản phụ cấp, trợ cấp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành kèm theo Công văn 1381/TCT-TNCN thì mức phụ cấp thâm niên nghề sẽ phụ thuộc theo đặc thù của nghề như sau:
– Đối với thâm niên nghề kiểm tra Đảng: Sau đủ 5 năm làm việc được hưởng 5%, từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm công tác tăng 1%.
– Đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, Kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm: Đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
(3) Mức phụ cấp ưu đãi hiện nay là bao nhiêu?
Tương tự như mức phụ cấp thâm niên, tại Danh mục tổng hợp được ban hành kèm theo Công văn 1381/TCT-TNCN quy định cụ thể mức phụ cấp ưu đãi cũng sẽ tùy theo đối tượng mà sẽ có sự khác nhau, như sau:
– Đối với người có công với cách mạng: Mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng do Chính phủ ban hành.
– Đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập: bao gồm 06 mức, bao gồm: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%, được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: 02 mức 50%, 70% tính trên mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)
Xem thêm : Azelaic Acid là gì? Thần dược trị mụn, mờ thâm ít ai biết
– Đối với lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải: Mức 30%, 50% trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập: bao gồm 05 mức: 30%, 40%, 50%, 60%, 70% tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với cán bộ, công chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với lao động biểu diễn nghệ thuật ngành văn hóa thông tin bao gồm 02 mức: 20%, 15% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với công chức, viên chức ngành kiểm lâm, bảo vệ thực vật, thú y và kiểm soát đê điều: Từ 10% đến 50% tính theo lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với viên chức chuyên môn kỹ thuật nghề khí tượng thủy văn: Mức phụ cấp 15%, 20%, 25%, 30% trên mức lương ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với kiểm toán viên Nhà nước: gồm hai mức 15%, 20% tính theo lương cấp bậc, chức vụ.
– Đối với cán bộ, công chức làm công tác thống kê: Gồm 4 mức: 10%, 15%, 20%, 25% được tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với người làm công tác dự trữ quốc gia: Gồm 02 mức 15%; 25% tính theo mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Đối với lực lượng kiểm soát phòng chống ma túy thuộc Tổng cục Hải quan: Gồm 04 mức: 10%, 15%, 20%, 25% tính trên mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Tổng kết lại, phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thâm niên nghề là những khoản không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về mức hưởng phụ cấp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp