Việc nắm rõ luật giao thông là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân khi tham gia giao thông. Chấp hành đúng luật sẽ giúp bạn tránh những khoản phạt không đáng có, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác. Giao thông đường bộ là gì? Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay của VIETMAP sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.
I. Đường bộ là gì?
Khoản 1 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ và bến phà đường bộ”. Trong đó, các loại đường theo Điều 3 gồm: đường phố, đường cao tốc, đường chính, đường nhánh, đường ưu tiên và đường gom.
Ngoài ra, Luật này còn nhắc đến một số các định nghĩa liên quan đến giao thông đường bộ như công trình đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách đỗ xe thẳng cho người mới lái xe
Kinh nghiệm thay lốp xe ô tô đơn giản và đúng kỹ thuật
II. Nguyên tắc khi hoạt động giao thông trên đường bộ
– Các hoạt động giao thông đường bộ phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ, gắn kết với các phương thức vận tải khác.
– Thực hiện quản lý thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, chính quyền các cấp.
Xem thêm : ID quốc gia Việt Nam là gì? Ngày phát hành ID quốc gia Việt Nam?
– Giữ trật tự an toàn giao thông.
– Có ý thức tự giác chấp hành luật, chủ động đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
– Các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ cần được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, đồng thời xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
III. Thế nào là phương tiện giao thông đường bộ?
Phương tiện giao thông đường bộ được hiểu là toàn bộ các phương tiện bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe rơ moóc hoặc xe sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; các loại xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các phương tiện tương tự khác trực tiếp tham gia di chuyển công khai trên các con đường.
IV. Phương tiện giao thông đường bộ gồm các loại xe nào?
Khoản 17 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 chia phương tiện giao thông đường bộ thành 2 nhóm: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay xe cơ giới và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ hay xe thô sơ.
Trong đó, xe cơ giới bao gồm các loại xe như xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe máy kéo, xe ô tô, xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô cùng các loại xe tương tự. Xe thô sơ bao gồm các loại xe như xe đạp, xe xích lô, xe do súc vật kéo, xe lăn, xe đạp điện và các loại phương tiện tương tự.
Khái niệm phương tiện giao thông đường bộ thường hay bị nhầm lẫn với phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm cả xe cơ giới, xe thô sơ và xe máy chuyên dùng.
V. Điều kiện để được tham gia giao thông của các phương tiện
Một phương tiện muốn lưu thông trên đường cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Có đầy đủ hệ thống hãm cùng hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
– Bánh và lốp xe cần đúng với kích cỡ và tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định của từng loại xe.
Xem thêm : Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là gì?
– Xe phải có đầy đủ gương chiếu hậu và các thiết bị khác nhằm đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho người lái xe.
– Đảm bảo các điều kiện về: đèn chiếu sáng ở gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu,…
– Các hệ thống giảm thanh, giảm khói, các thiết bị đảm bảo khí thải và tiếng ồn đúng theo tiêu chuẩn được quy định.
– Âm lượng còi xe đúng với quy định.
– Kết cấu các bộ phận của xe phải đảm bảo được độ bền cũng như khả năng vận hành ổn định.
– Đối với xe ô tô thì tay lái bắt buộc ở bên trái của xe. Đối với trường hợp xe ô tô của người nước ngoài, được đăng ký tại nước ngoài và được thiết kế tay lái ở bên phải của xe thì khi tham gia giao thông tại Việt Nam, người lái xe phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.
VI. Một số lỗi vi phạm phổ biến khi tham gia giao thông đường bộ
1. Một số lỗi thường gặp đối với xe máy khi tham gia giao thông đường bộ
Lỗi Mức phạt được quy định theo Nghị định 100/2019 Xi nhan khi chuyển làn 100.000 – 200.000 đồng Xi nhan khi chuyển hướng 400.000 – 600.000 đồng Chở theo 02 người 200.000 – 300.000 đồng Chở theo 03 người 400.000 – 600.000 đồng (tước Bằng từ 01 – 03 tháng) Không xi nhan hoặc còi khi vượt trước 100.000 – 200.000 đồng Dùng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi tham gia giao thông 600.000 – 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 – 03 tháng) Vượt đèn đỏ, đèn vàng 600.000 – 01 triệu đồng (tước Bằng từ 01 – 03 tháng) Sai làn 400.000 – 600.000 đồng Đi ngược chiều 01 – 02 triệu đồng Đi vào đường cấm 400.000 – 600.000 đồng Không gương chiếu hậu 100.000 – 200.000 đồng Không mang Bằng 100.000 – 200.000 đồng Không có Bằng 800.000 đồng – 1.2 triệu đồng Không đem giấy phép đăng ký xe 100.000 – 200.000 đồng Không có giấy phép đăng ký xe 300.000 – 400.000 đồng Bảo hiểm 100.000 – 200.000 đồng Không đội mũ bảo hiểm 200.000 – 300.000 đồng Vượt phải 400.000 – 600.000 đồng Dừng hoặc đỗ xe không đúng theo quy định 200.000 – 300.000 đồng Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc thấp hơn 0.25 mg/1 lít khí thở 2 – 3 triệu đồng (tước Bằng từ 10 – 12 tháng) Nồng độ cồn cao hơn 50 mg tới 80 mg/100 ml máu hoặc cao hơn 0.25 tới 0.4 mg/1 lít khí thở 4 – 5 triệu đồng (tước Bằng từ 16 – 18 tháng) Nồng độ cồn cao hơn 80 mg/100 ml máu hoặc cao hơn 0.4 mg/1 lít khí thở 6 – 8 triệu đồng (tước Bằng từ 22 – 24 tháng) Chạy xe quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/h 200.000 – 300.000 đồng Chạy xe quá tốc độ quy định từ 10 đến 20 km/h 600.000 đồng – 01 triệu đồng Chạy xe quá tốc độ được quy định trên 20 km/h 4 – 5 triệu đồng (tước bằng từ 02 – 04 tháng)
2. Một số lỗi thường gặp đối với xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ
Lỗi Mức phạt Không thắt dây an toàn – Đối với tài xế: Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng. – Đối với người ngồi trên xe: Phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng. Chuyển làn khi không có tín hiệu báo trước – Trên đường không phải cao tốc: Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng. – Trên các tuyến đường cao tốc: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, đồng thời bị tước giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Dừng hoặc đỗ xe không đúng theo quy định – Dừng, đỗ không có tín hiệu báo: 200.000 – 400.000 đồng. – Dừng, đỗ sai phần đường quy định: 400.000 – 12.000.000 đồng. Mức phạt đối với lỗi này đặc biệt trải rộng theo các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào lỗi và vị trí đỗ cụ thể. Chạy xe quá tốc độ cho phép – Từ 5 – dưới 10km/h: 800.000 – 1.000.000 đồng. – 10 – 20km/h: 3.000.000 – 5.000.000 đồng. – Trên 20 – 35km/h: 6.000.000 – 8.000.000 đồng. – Trên 35km/h: 10.000.000 – 12.000.000 đồng. Vượt đèn đỏ, đèn vàng – Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 – 3 tháng. Chở quá số người quy định – Cự ly dưới 300km: 400.000 – 600.000 đồng/người. Tối đa 40.000.000 đồng. – Cự ly trên 300km: 1.000.000 – 2.000.000 đồng/người. Tối đa 40 triệu đồng. Sử dụng điện thoại khi đang lái xe – Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Đi vào các tuyến đường cấm, đường một chiều – Đi vào đường cấm: Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng. – Đi ngược chiều: Phạt tiền từ khoảng 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Lái xe sau khi uống rượu bia – Phạt tiền từ 6.000.000 – 40.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe trong thời gian từ 10 – 24 tháng. Quên đem hoặc không có giấy phép lái xe – Trường hợp quên không đem Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng. – Trường hợp không có Giấy phép lái xe: Phạt tiền từ khoảng 4.000.000 – 6.000.000 đồng.
Trên đây là những thông tin về giao thông đường bộ. VIETMAP hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về luật giao thông đường bộ và tuân thủ đúng luật để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp