So sánh và Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác
- [SO SÁNH] Phân biệt “Tập hợp hóa” với “Pháp điển hóa” pháp luật
- Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật?
- Phân tích mục đích, ý nghĩa của hệ thống hoá pháp luật
- Phân tích các nguyên tắc của hoạt động xây dựng pháp luật
- Xây dựng pháp luật là gì? Phân tích khái niệm xây dựng pháp luật?
- Cấu trúc của hệ thống pháp luật thực định là gì?
- Hệ thống pháp luật là gì? Phân tích khái niệm hệ thống pháp luật?
- 5 Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong VBQPPL
- Ý nghĩa của từng bộ phận trong cơ cấu quy phạm pháp luật
- Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật
1 – Quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác là gì?
a – Quan hệ pháp luật là gì?
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý đuợc nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Xem thêm : Pháp luật đại cương nghiên cứu vấn đề gì?
Ví dụ: Quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên A và Trường Đại học Luật Hà Nội, quan hệ mua bán xe máy giữa ông A và bà B…
b – Quan hệ xã hội khác là gì?
Quan hệ xã hội khác là quan hệ xã hội do các loại quy phạm xã hội khác điều chỉnh, trong đó các chủ thể tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong phong tục, tập quán, đạo đức, luật tục, tín điều tôn giáo hoặc quy phạm của các Tổ chức phi nhà nước… và được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng lương tâm, niềm tin nội tâm, bằng dư luận xã hội hoặc bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.
2 – Sự khác nhau giữa quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác
Quan hệ pháp luật và các quan hệ xã hội khác khác nhau ở các điểm cơ bản sau:
Xem thêm : 7 Cách trị nám sau sinh bằng nghệ tươi nhanh chóng lấy lại nhan sắc – Viện Thẩm Mỹ KangJin
Quan hệ pháp luậtQuan hệ xã hội khác – Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh nên luôn thế hiện ý chí của nhà nước thông qua việc xác định các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, qua việc quy định điều kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ và qua việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó. Bên cạnh đó, quan hệ pháp luật còn thể hiện ý chí của các chủ thể cụ thể tham gia vào quan hệ đó nhưng ý chí của các chủ thể khác phải phù hợp, không được trái với ý chí của nhà nước.- Quan hệ xã hội khác là quan hệ xã hội do các loại quy phạm xã hội khác như phong tục, tập quán, đạo đức, luật tục hoặc quy phạm của các Tổ chức phi nhà nước… điều chỉnh nên không thể hiện ý chí của nhà nước mà chỉ thế hiện ý chí của các chủ thể cụ thể tham gia quan hệ đó hoặc ý chí của các chủ thể đó cùng với ý chí của các Tổ chức phi nhà nước. – Các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.- Các bên chủ thể tham gia quan hệ xã hội khác có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong phong tục, tập quán, đạo đức, luật tực, tín điều tôn giáo hoặc quy phạm của các tố chức phi nhà nước… và được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng lương tâm, niềm tin nội tâm, bằng dư luận xã hội hoặc bằng các biện pháp cưỡng chế phi nhà nước.
Nguồn: Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp