Xác định trình độ lý luận chính trị là rất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên nhằm đánh giá, đảm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn chính trị. Sau đây mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Sơ cấp lý luận chính trị là gì? (Cập nhật 2023) của ACC để biết thêm chi tiết
- Danh sách Top 10 Bài Văn Xuất Sắc Giải Thích ‘Học Học Nữa Học Mãi’ của Lênin (Văn 7)
- Có được tự ý thay đổi kết cấu xe mô tô khác với thiết kế ban đầu của xe hay không?
- Phụ nữ đến tháng hay kỳ kinh nguyệt có nên đi chùa không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi khỏi nơi cư trú không?
- Mang thai 12 tuần uống nước mía được không?
Sơ cấp lý luận chính trị là gì? (Cập nhật 2023)
Trình độ lý luận chính trị là gì?
Trình độ lý luận chính trị được quy định tại Quy định số 12 QĐ/TC-TTVH và sau đó được thay thế bằng quy định số 256-QĐ/TW. Theo đó trình độ lý luận chính trị là tiêu chuẩn để xác định trình độ về mặt lý luận chính trị, được chia làm 03 cấp độ: Cao cấp lý luận chính trị, Trung cấp lý luận chính trị, Sơ cấp lý luận chính trị.
Nguyên tắc xác định trình độ lý luận chính trị?
Lấy nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ thống trường chính trị của Đảng (trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị (số môn, số tiết) đã được học của cán bộ, đảng viên
>> Xem thêm: Khái niệm chính trị là gì? (cập nhật 2023) (accgroup.vn)
Đào tạo lý luận chính trị là gì? Sơ cấp lý luận chính trị là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 định nghĩa đào tạo lý luận chính trị như sau:
Đào tạo lý luận chính trị là quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.
Sơ cấp lý luận chính trị được hiểu là 1 trong 3 cấp độ đánh giá trình độ về mặt lý luận chính trị.
Thẩm quyền, trách nhiệm xác định
– Ban tổ chức của cấp uỷ cấp huyện và tương đương; ban tổ chức của cấp uỷ cấp tỉnh và tương đương; cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương có trách nhiệm lập danh sách cán bộ, đảng viên có yêu cầu đề nghị xác định trình độ lý luận chính trị và chuyển đến cơ sở đào tạo theo phân cấp đối tượng và địa bàn đào tạo.
– Trên cơ sở danh sách đề nghị của ban tổ chức cấp uỷ các cấp, cơ quan tổ chức cán bộ của các ban, cơ quan đảng, đoàn thể, bộ, ngành và tương đương ở Trung ương, các cơ sở đào tạo (Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm thẩm định, cấp giấy xác nhận. Nếu nội dung, chương trình đã học tương đương với chương trình nào thì căn cứ vào đó để cấp giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị.
– Các trường hợp đã được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12 QĐ/TC-TTVH, ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho đến thời điểm Quy định này có hiệu lực thì không tiến hành xác định lại.
– Việc đối chiếu, xem xét, xác định trình độ lý luận chính trị được tiến hành theo định kỳ, mỗi năm một lần. Mẫu giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị do Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh quy định, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.”
Như vậy ,căn vào quy định này thì bằng tốt nghiệp lớp đại học tại chức chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước của bạn tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam không có giá trị tương đương với bằng trung cấp lý luận chính trị, để xác định trình độ lý luận chính trị của mình thì Quy định số 256-QĐ/TW thì các trường hợp đã tốt nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học, nếu có nhu cầu xác định trình độ Lý luận chính trị thì phải làm thủ tục để các cơ sở đào tạo Lý luận chính trị cấp giấy chứng nhận.
Chỉ cần tốt nghiệp trung học sơ sở có thể học sơ cấp lý luận chính trị có phải không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Sơ cấp lý luận chính trị
1. Đối tượng
a) Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở.
b) Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã).
c) Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.
2. Tiêu chuẩn
Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Như vậy theo quy định trên tiêu chuẩn học sơ cấp lý luận chính trị là tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Đối tượng được công nhận có trình độ sơ cấp lý luận chính trị:
* Những người đã tốt nghiệp ở các học viện, trường đại học, cao đẳng trong nước (trừ những trường được quy định ở điểm 2 tại văn bản này), những người tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp khối ngành kinh tế, những người tốt nghiệp các trường trung cấp quân đội, công an.
* Những người đã tốt nghiệp các học viện, trường quân đội cấp phân đội không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, quản lý, chỉ huy quân sự, công an.
>> Xem thêm: Chế độ chính trị là gì? Khái niệm chế độ chính trị [2023] (accgroup.vn)
Cơ quan nào tổ chức đào tạo sơ cấp lý luận chính trị?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Phân cấp nhiệm vụ đào tạo
1. Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.
2. Trường chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn. Một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lực lượng vũ trang.
3. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị.
Như vậy theo quy định trên Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.
Cơ quan đào tạo sơ cấp lý luận chính trị có trách nhiệm và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định cơ quan đào tạo sơ cấp lý luận chính trị có trách nhiệm và quyền hạn như sau::
– Cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương và kế hoạch đào tạo của cấp ủy cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp.
– Ban tổ chức cấp ủy cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp huyện ban hành kế hoạch đào tạo; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đào tạo; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.
– Ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.
– Trường chính trị cấp tỉnh hướng dẫn chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giảng viên cho trung tâm chính trị cấp huyện.
– Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện kế hoạch đào tạo của cấp ủy; tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Xem thêm : Top 8+ loại bia có nồng độ cồn cao nhất thế giới
– Ban thường vụ cấp ủy cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học sơ cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.
Câu hỏi thường gặp
Mục đích của việc xác định trình độ lý luận chính trị là gì?
Việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên.
Đối tượng xác định trình độ lý luận chính trị là gì?
Là cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các trường ngoài hệ thống trường chính trị của Đảng hoặc đã học đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, nay có nhu cầu được xác định trình độ lý luận chính trị.
Đối tượng, tiêu chuẩn học sơ cấp lý luận chính trị là gì?
– Đối tượng
+ Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở.
+ Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã).
+ Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.
– Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
Trên đây là thông tin: Sơ cấp lý luận chính trị là gì? (Cập nhật 2023) được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp