Con dâu là một người có vai trò quan trọng trong nhiều gia đình truyền thống tại Việt Nam. Không chỉ chăm sóc chồng con; mà khi ba mẹ chồng về già; người con dâu cũng có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc ba mẹ chồng ở tuổi xế chiều. Chính vì sự tảo tầng ấy đã có rất nhiều trường hợp ba mẹ chồng muốn để lại đất của mình cho con dâu. Vậy sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia? Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quy định về việc sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia?. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
- Biển số xe 21 là tỉnh nào? Chi tiết thông tin liên quan và thủ tục đăng ký xe
- Bà bầu ăn dưa hấu được không? Top 9 tác dụng ít người dùng biết
- Top 40 bản nhạc đám cưới đặc biệt và ý nghĩa
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì? Các phương thức bảo lãnh
- Tất cả những điều cần biết về hệ thống cấp bậc hàm của lực lượng Công an nhân dân
Sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia không?
1. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
- Luật công chứng 2014
- Luật Nhà ở 2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT
2. Hộ gia đình là gì?
Theo quy định tại khoản 29; 30 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về hộ gia đình như sau:
– Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Hộ gia đình tại Việt Nam được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thông qua các hình thức sau:
- Giao đất không thu tiền sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2013;
- Giao đất thu tiền sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
- Cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
+ Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
Xem thêm : Nên uống nước cam lúc nào tốt nhất? Có nên uống trước khi đi ngủ?
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh;
3. Sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia?
Sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia? Đây là một câu hỏi có liên quan đến vấn đề đất đai và thừa kế đất đai; cho nên trước hết muốn hiểu về vấn đề này ta phải đi tìm hiểu về các vấn đề về đất đai hộ gia đình và thừa kế đất đai hộ gia đình.
Quy định về thừa kế theo quy định của BLDS: Những người sau đây là những người được phép thừa kế tại Việt Nam:
Thứ nhất: Nếu người chết có để lại di chúc.
- Người người được nêu trong di chúc (nếu di chúc hợp pháp);
- Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+ Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Lưu ý: Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Quy định này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.
Thứ hai: Nếu người chết không để lại di chúc.
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quy định về những người đứng tên trong Sổ đỏ hộ gia đình như sau:
Xem thêm : Hướng dẫn cách nộp phạt nguội nhanh nhất cho tài xế
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận như sau:
- Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).
Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp riêng cho người sử dụng đất và cấp riêng cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận được ghi theo quy định như sau:
- Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiếp theo ghi “Sở hữu tài sản trên thửa đất… (ghi hình thức thuê, mượn,…) của… (ghi tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê, cho mượn,…)”.
Trường hợp thửa đất có nhiều hộ gia đình cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đấtthì Giấy chứng nhận được cấp cho từng hộ gia đình sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người.
Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin đầy đủ về người được cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 1 Điều này; tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt tên của những người còn lại có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.
Trường hợp thửa đất có nhiều hộ gia đình cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thỏa thuận bằng văn bản cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật) thì Giấy chứng nhận được cấp cho người đại diện đó. Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho những người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) gồm:… (ghi lần lượt tên của những người cùng sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất)”
Và theo quy định tại khoản 29; 30 Điều 3 Luật Đất đai 2013 để được ghi tên vào vào sổ đỏ hộ gia đình bạn phải thoả các yếu tố sau:
- Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình
- Là những người đang sống chung;
- Và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy dựa theo các quy định trên câu trả lời cho câu hỏi sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia không như sau: Về mặt lý thuyết sổ đỏ hộ gia đình sẽ không có phần con dâu (do không có yếu tố huyết thống) nên khi chia tách sổ đỏ thông thường; con dâu sẽ không được chia. Tuy nhiên nếu bố mẹ chồng muốn chia đất hộ gia đình cho con dâu thì có thể làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất thuộc phần sở hữu của mình trong đất hộ gia đình cho con dâu; và lưu ý rằng việc tặng cho này phải có sự đồng ý của những người đồng sở hữu mảnh đất trong hộ gia đình.
Trong trường hợp ba mẹ chồng mất và không có di chúc thì phần đất của họ trong hộ gia đình sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật (do con dâu không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật nên cũng sẽ không được chia). Tuy nhiên nếu trong trường hợp ba mẹ chồng mất; có để lại di chúc; di chúc hợp pháp và có ghi nhận để lại phần đất của mình trong hộ gia đình cho người con dâu thì người con dâu đó sẽ có quyền được hưởng phần đất được trao thông qua di chúc.
Nhưng lưu ý rằng trong trường hợp bố mẹ chồng ghi di chúc để lại phần đất cho người con dâu; nếu có tranh chấp về di sản với những người người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; thì người con dâu đó phải có nghĩa vụ san sẽ lại một phần thừa kế miếng đất trong hộ gia đình để lại cho mình cho những người người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật).
Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn về vấn đề sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia? Nếu còn thắc mắc phát sinh trong quá trình tìm hiểu bạn đọc vui lòng hãy liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp