Lá lốt được biết đến như một loại rau dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng trong các bữa ăn. Đặc biệt lá lốt được xem là vị thuốc giúp chữa nhiều bệnh, cùng tìm hiểu các tác dụng chữa bệnh của lá lốt dưới đây.
1Công dụng của lá lốt
2Tác dụng chữa bệnh của lá lốt
Chữa đau nhức cơ thể
Theo đông y lá lốt có mùi thơm, vị cay nhẹ có công dụng bổ máu và trị chứng đau nhức xương khớp rất hiệu quả, có thể dùng chế biến món ăn hoặc sắc nước uống.
Dùng 600g lá lốt với 100g thịt cắt miếng nhỏ và ướp gia vị vừa ăn rồi xào, ăn tuần 3 lần.
Hoặc dùng 300g lá lốp với 2 chén nước cho vào ấm sắc cạn còn khoảng nửa chén nước rồi uống sau bữa ăn tối.
Đây là 2 cách giúp chữa bệnh đau nhức được nhiều người áp dụng và có hiệu quả cao.
Trị mụn nhọt
Với những chiếc mụn, nhọt có mũ và sưng to hãy thực hiện cách sau đây trong 3 ngày thì mụn sẽ biến mất.
Lá lốt có thể trị mụn nhọt
Lá lốt kết hợp với lá chanh, lá ráy và lá tía tô mỗi loại lá 15g phơi khô rồi giã nhuyễn đắp vào chỗ có mụn, nhọt rồi băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần.
Trị ra mồ hôi tay và chân
Xem thêm : Bảng Giá Vé Tắm Bùn Trăm Trứng Nha Trang 2022
Dùng 30g lá lốt rửa sạch cho vào nồi cùng với 1 muỗng cà phê muối và 1 chén nước đun sôi. Đợi nước còn ấm ấm thì ngâm tay và chân khoảng 20 phút. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ giảm hẳn tình trạng ra mồ hôi tay, chân.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Sử dụng 20g lá lốt tươi rửa sạch, cho 3 chén nước và đun cho sắc xuống còn khoảng 1 chén uống trước bữa ăn tối khi nước còn ấm ấm.
Lá lốt có thể chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Chữa đau, sưng đầu gối
Cho lá lốt, ngải cứu mỗi loại khoảng 20g giã nát rồi cho thêm ít giấm chưng nóng lên, sau đó đắp vào chỗ đầu gối đau sưng sẽ giúp giảm bớt đau và sưng. Đặc biệt lá lốt dùng nấu canh với thịt và cá rất tốt cho xương, khớp người già.
Lá lốt chữa đau, sưng đầu gối
Chữa bệnh tổ đĩa
Đối với những người bệnh tổ đĩa thì dùng 30g lá lốt tươi giã nát rồi cho vào khoảng 100 đến 200ml nước, vắt lấy nước cốt uống. Phần bã còn lại đem nấu với 3 chén nước đun sôi trong 5 phút, phần nước thì dùng để rửa chỗ có tổ đĩa, phần bã thì dùng để đắp và băng lại. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 2 lần tình trạng bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.
Lá lốt giúp chữa bệnh tổ đĩa
Giải độc khi bị rắn cắn, say nấm
Lá lốt có thể giúp giải độc tạm thời khi bị rắn cắn hoặc khi bạn bị say nấm. Để thực hiện, bạn giã nát 50g lá lốt, 10g lá đậu ván trắng và 50g lá khế và gạn lấy phần nước để uống.
Lưu ý là cách này chỉ làm chậm ảnh hưởng của độc rắn và độc nấm tới các cơ quan trong cơ thể, bạn vẫn phải liên hệ ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Lá lốt có thể giải độc khi bị rắn cắn, say nấm
Chữa bệnh phù thũng
Xem thêm : Học ngành Y da liễu ở đâu? Ra làm gì?
Phù thũng là bệnh thường lặp đi lặp lại và gây khó chịu, bất tiện cho người mắc phải. Để chữa dứt điểm bệnh phù thũng, bạn thực hiện theo cách sau:
Sắc nước uống gồm: 12g lá lốt, 12g rễ cà gai leo, 12g rễ mỏ quạ, 12g rễ gai tầm xoọng, 12g lá đa lông, 12g mã đề. Để trong bình và uống dần trong ngày đến khi bệnh thuyên giảm.
Lá lốt giúp chữa bệnh phù thũng
3 Thông tin về lá lốt
Lá lốt có tên khoa học là Piper sarmentosum, là một loại cây thân thảo thuộc họ Hồ Tiêu (gồm có trầu không, hồ tiêu). Tên gọi của lá lốt có thể thay đổi tùy theo từng địa phương, có nơi gọi là ‘nốt’, có nơi gọi là ‘lá lốp’.
Lá lốt có chiều cao khoảng 30 – 40cm. Khi còn nhỏ, cây sẽ mọc thẳng, tới chiều cao nhất định, cây sẽ bò trườn dài trên mặt đất. Lá lốt là lá đơn, lá hình tim, mọc so le và mặt lá láng bóng.
Lá lốt rất dễ sinh trưởng, bạn có thể trồng bằng cách giâm cành ở những nơi ẩm ướt, dọc bờ nước là cây đã có thể phát triển mạnh mẽ rồi.
Thông tin về lá lốt
Trên đây là một số công dụng và tác dụng chữa bệnh của lá lốt mà bạn có thể thực hiện tại nhà nếu không may mắc phải một trong các bệnh trên.
Mua rau tươi sạch tại Bách hoá XANH:
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp