Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video tại sao pháp xâm lược việt nam lần 2

Pháp xâm lược nước ta 2 lần. Lần 1 bắt đầu từ 1884 khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến 1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam lần 2 vào tháng 9 năm 1945, Pháp đem quân trở lại tấn công Việt Nam để tái lập chế độ thuộc địa ở đây, nhưng người Việt Nam phản kháng quyết liệt và Pháp đã bị thất bại sau 9 năm chiến tranh. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?

tai sao phap xam luoc viet nam lan 2 1

Để hiểu vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, ta phân tích 2 nguyên nhân chính sau:

1. Nguyên nhân chủ quan Có thể khẳng định rằng khủng hoảng về chính quyền phong kiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX là một trong những nguyên nhân hàng đầu của việc tại sao Pháp xâm lược Việt Nam.

– Về mặt chính trị Chính quyền thực hiện chính sách đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Sống dưới chế độ xã hội phong kiến, đã có khá nhiều cuộc nổi dậy chống lại chế độ nhưng đều bị dập tắt sau những cuộc đàn áp đẫm máu, khốc liệt.

Chính quyền thực hiện chính sách đối ngoại mù quáng, thần phục nhà Thanh, ban hành luật Gia Long, đóng cửa đất nước, không giao thương với bạn bè các quốc gia khác.

Đây là khó khăn cho nhân dân ta; do chính sách đóng cửa mà thương nhân không thể nào buôn bán được với các thương nhân nước ngoài.

Từ đó dẫn đến hiện trạng, nông dân sản xuất ra thì cũng phải chịu cảnh ế ẩm. Đời sống nhân dân đã khổ nay càng khổ hơn.

– Về mặt kinh tế Bãi bỏ những cải cách tiến bộ của nhà Tây Sơn, làm cho sự phát triển kinh tế của đất nước bị trì trệ. Các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp hay thương nghiệp đều không còn cơ hội phát triển.

Làm cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực lại kèm theo sưu thế nặng, ngoài ra còn phải chịu thêm cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Giữa triều đình nhà Nguyễn với nhân dân ngày càng có nhiều bất đồng, mâu thuẫn dẫn đến các cuộc nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến rất đông.

Từ thời Gia Long đến đầu thời kỳ Pháp xâm lược có gần 500 cuộc khởi nghĩa do nông dân lãnh đạo. Điều này khiến cho nhà Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

2. Nguyên nhân khách quan:

Do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản pháp về nhu cầu thị trường và thuộc địa tăng cao. -Chúng thấy rằng Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, giàu nguồn tài nguyên, khoáng sản. Việt Nam được xem như là miếng mồi ngon mà Pháp đã nhắm từ trước.

-Việt Nam là ngã ba của Đông Dương, rất thuận lợi để vận chuyển hàng hóa đường ven biển nên dễ xâm chiếm. Xâm chiếm được Việt Nam đầu tiên, âm mưu sau đó là những nước láng giềng thân cận.

-Việt Nam có số lượng dân đông đúc nhưng trình độ dân trí thấp, đây chính là nguồn nhân số lượng lớn với giá rẻ. Vào thời phong kiến, nhân dân ta chịu cảnh áp bức, lầm than. Ăn còn chưa đủ no, mặc còn chưa đủ ấm thì lấy đâu ra học hành. Đây chính là một thiệt thòi to lớn. Thực dân Pháp nhận thấy điều này có lợi, nếu thống trị được Việt Nam thì đây sẽ là lực lượng sản xuất cốt cán.

-Việt Nam là thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa của nước Pháp. Điều này sẽ làm cho nền kinh tế của Pháp phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu thôn tính được Việt Nam, Pháp sẽ đưa hàng hóa sang Việt Nam tiêu thụ.