Thế nào là lao động giản đơn? Cập nhật mới nhất (2024)

Hiện nay, đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia thì các vấn đề về lao động là những vấn đề đã và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Bởi lẽ lao động là một trong những vấn đề ở khâu đầu vào có tác động đáng kể đến thành quả. Hiện nay, việc phân loại lao động được chia ra theo nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó có thể căn cứ vào tính chất, mức độ công việc có thể có lao động giản đơn và lao động phức tạp. Vậy thế nào là lao động giản đơn? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Thế Nào Là Lao động Giản đơn

thế nào là lao động giản đơn

1. Lao động là gì?

Lao động là hoạt động có mục đích của con người, trong quá trình lao động, con người vận dụng sức lực của bản thân, sử dụng các công cụ lao động để tác động vào các yếu tố tự nhiên, biến đổi chúng và làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống của con người, nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Trong phát triển kinh tế, quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động để đưa các tư liệu lao động vào sản xuất để tạo ra sản phẩm, của cải vật chất cho xã hội.

Lao động tức chỉ tới các hoạt động của con người làm việc để tác động làm biến đổi các vật chất tự nhiên hoặc nguyên liệu nào đó thành sản phẩm có giá trị sử dụng. Tạo ra của cải vật chất có giá trị phục vụ cho xã hội, con người sử dụng và giúp cho văn minh nhân loại phát triển hơn.

Lao động có những đặc điểm riêng biệt của nó và trong quá trình thực hiện sẽ có chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng, năng lực tốt chính là đích đến của nhiều doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Các đặc điểm của lao động cụ thể như sau:

  • Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động luôn được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
  • Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế, ảnh hưởng tới những chi phí đầu từ khác của quá trình sản xuất. Lao động là yếu tố đầu vào, nó sẽ có tác động đến các chi phí khác như chi phí vận hành, quản lý, chi phí cho trang thiết bị hiện đại thay thế cần thiết…
  • Lao động là một bộ phận của dân số: Lao động là người được hưởng lợi ích của quá trình phát triển. Khi việc sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhuận sẽ làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, từ đó người lao động được tăng lương, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao.
  • Lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau như theo trình độ kỹ năng: lao động phổ thông, lao động bán kỹ năng, lao động chất lượng cao…
  • Lao động cũng có thể được phân loại theo bản chất của mối quan hệ với người sử dụng lao động. Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương. Điều này có nghĩa là họ được giám sát bởi một ông chủ. Họ cũng nhận được một mức lương ấn định hàng tuần hoặc hai tuần hoặc một tháng một lần và thường xuyên nhận được những lợi ích nhất định.
  • Lao động được đo bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động. Để được coi là một phần của lực lượng lao động, bạn phải sẵn sàng làm việc và đã tìm kiếm việc làm gần đây.
  • Quy mô của lực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc vào khả năng họ cảm thấy họ có thể kiếm được việc làm. Đó là số người trong một quốc gia có việc làm cộng với số người thất nghiệp.

2. Lượng giá trị của hàng hóa

Lượng giá trị của hàng hóa là một khái niệm trong kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời gian lao động xã hội cần thiết. Lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định đại lượng giá trị của hàng hóa.

Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hoá.

Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

3. Thế nào là lao động giản đơn?

Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.

Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp. Để thuận tiện cho trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị trao đổi và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình.

Lao động giản đơn là những lao động mà bất cứ một người nào với một sức khỏe bình thường và điều kiện lao động bình thường cũng có thể tạo ra hay nói cách khác lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn cũng có thể thực hiện được một công việc nào đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề Thế nào là lao động giản đơn, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về Thế nào là lao động giản đơn vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.