CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều đơn vị và người tham gia vẫn đang loay hoay khi thẻ BHYT ghi thời điểm đủ 5 năm liên tục. Phần mềm eBH sẽ cùng các đơn vị và người tham gia BHYT tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

Thẻ BHYT với dòng chữ mới “Thời điểm đủ 5 năm liên tục”.

Thẻ BHYT với dòng chữ mới “Thời điểm đủ 5 năm liên tục”

1. Thẻ BHYT ghi thời điểm đủ 5 năm liên tục là gì?

Căn cứ Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định từ 01/01/2016 thẻ BHYT cấp cho người tham gia Bảo hiểm y tế sẽ phải thể hiệnthời gian tham gia liên tục trước đó, tối đa là 60 tháng (5 năm).

Theo quy định tại Điểm 1.9, Khoản 1, Điều 3 Quyết định số 1313/QĐ-BHXH về việc ban hành mẫu thẻ BHYT thì “Thời điểm đủ 05 năm liên tục:…” được in phía cuối thẻ BHYT dành cho những đối tượng đã nộp BHYT 5 năm liên tục, giúp người tham gia BHYT và cơ sở y tế xác định được thời gian đóng BHYT.

Đối với những người tham gia chưa nộp BHYT 5 năm liên tục thì trên thẻ BHYT sẽ không được in dòng chữ này. Tức là người tham gia BHYT phải đóng đủ 5 năm liên tục không gián đoạn theo quy định thì trên thẻ BHYT mới có dòng chữ xác định thời gian đủ 5 năm liên tục.

2. Quyền lợi khi tham gia BHYT 5 năm liên tục

Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì người tham gia BHYT sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnhkhi đã đóng BHYT đủ 05 năm liên tục và có “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

Để hiểu được ‘Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm’ là gì? Người tham gia nên hiểu về nguyên tắc “cùng chi trả tiền khám chữa bệnh”. Có nghĩa là bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành chi trả một phần và người khám chữa bệnh cũng sẽ phải chi trả một phần.

Như vậy, để được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” người khám chữa bệnh cần phải thỏa mãn 2 điều kiện:

  • Đã tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên.

  • Có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (mức lương cơ sở được áp dụng từ ngày 1/5/2016 là 1.210.000 đồng/tháng).

Người tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh

Người tham gia BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh

Khi đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì người tham gia BHYT sẽ không cần tiếp tục áp dụng cùng bảo hiểm xã hội chi trả chi phí khám chữa bệnh đến hết năm dương lịch. Ví dụ:

Trường hợp người lao động tiến hành chụp Pet/CT (chi phí hiện nay khoảng 20 triệu đồng) sẽ phải cùng chi trả 20% chi phí chụp Pet/CT tương ứng với 4 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu người lao động đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” thì người lao động sẽ không phải cùng chi trả 4 triệu đồng này nữa.

Văn bản của Bộ Y tế gửi BHXH Việt Nam về việc thanh toán trực tiếp chi phí cùng chi trả vượt quá 6 tháng lương cơ sở đối với người tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên.

Cụ thể, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đang thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc khẩn trương phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh và thanh toán BHYT.

Theo đó, sau khi hoàn thành , việc thanh toán số tiền cùng chi trả trong năm cho người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên sẽ được thực hiện ngay tại cơ sở y tế, vì vậy có thể khắc phục triệt để những khó khăn trong thanh toán BHYT.

Quyền lợi dành cho người tham gia BHYT liên tục 5 năm​

Quyền lợi dành cho người tham gia BHYT liên tục 5 năm​

Bộ Y tế cũng đã đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có thẻ BHYT theo 2 trường hợp sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp các cơ sở y tế đã xác định được số lũy kế chi phí cùng chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh bằng BHYT trong năm có số tiền cùng chi trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (6 tháng lương cơ sở hiện nay là 7.260.000đ) đối với người bệnh đã có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên (tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục) thì cơ sở y tế không thu thêm chi phí cùng chỉ trả của người bệnh, đồng thời có trách nhiệm cung cấp hóa đơn thu mức cùng chi trả đủ 6 tháng lương cơ sở cho người bệnh để cơ quan BHXH có căn cứ cấp giấy không phải cùng chi trả trong năm tài chính.

Trường hợp thứ 2, cơ sở y tế không xác định được số lũy kế chi phí cùng chi trả trong khám, chữa bệnh BHYT trong năm tại thời điểm có mức chi phí lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tính từ thời điểm tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục) thì người bệnh sẽ tự thanh toán phần chi phí cùng chi trả, sau đó mang hóa đơn, chứng từ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội để được thanh toán trực tiếp số tiền đã phải trả lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Tham khảo danh sách bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh ngừng nhận đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu do vượt số lượng thẻ được đăng ký (Kể từ ngày 01/10/2018) tại đây.

Tin tức liên quan:

  • Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như thế nào ?

  • Mẫu thẻ bảo hiểm y tế điện tử 2020 và điểm đặc biệt

  • Đối tượng được miễn phí mua thẻ bảo hiểm y tế năm 2020