Say xe là tình trạng thường gặp ở nhiều người, trong đó đối tượng chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người hay bị đau nửa đầu, người sử dụng một số loại thuốc kháng sinh/ thuốc hen suyễn/ thuốc chống trầm cảm,… Thuốc chống say xe được xem là biện pháp giải quyết tình trạng khó chịu này một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Thuốc chống say xe là gì?
Say xe là tên gọi chung cho phản ứng khó chịu khi đi xe, đi tàu, máy bay hoặc các phương tiện đi lại khác. Người bị say xe thường gặp phải một hoặc nhiều các triệu chứng như buồn nôn/nôn ói, đổ mồ hôi lạnh, miệng tiết nhiều nước bọt, mệt mỏi, cảm thấy ngột ngạt, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ,…
Say tàu xe ít khi dẫn tới tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Thế nhưng nếu bị nôn ói quá nhiều hoặc nôn liên tục thì bạn cần cảnh giác nguy cơ cơ thể bị mất nước và tụt huyết áp.
Thuốc chống say xe với một số thành phần đặc hiệu là biện pháp giúp người bị say xe giảm hoặc hết các biểu hiện ở trên. Liều lượng và cách sử dụng thuốc chống say xe tùy thuộc vào đối tượng sử dụng cũng như khả năng đáp ứng thuốc.
Nguyên nhân say tàu xe
Nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng say tàu xe là do não nhận tín hiệu di chuyển từ các bộ phận cơ thể như mắt, tai trong, cơ, khớp,… trái ngược nhau sẽ khiến não không nhận biết được liệu bạn đang di chuyển hay đứng yên. Và điều này dẫn tới tình trạng chóng mặt, buồn nôn.
Ví dụ như khi đi ô tô, mắt và vùng tai trong sẽ ghi nhận và thông báo tới não rằng bạn đang chuyển động. Trong khi đó các vùng cơ xương khớp lại cảm nhận cơ thể đang ở yên. Não tiếp nhận những tín hiệu lẫn lộn này sẽ khiến bạn say xe.
Một nguyên nhân khác có liên quan tới mạng lưới hệ thống tiền đình – đóng vai trò kiểm soát thăng bằng và sự phối hợp cử động giữa đầu, mắt và thân mình. Hệ thống này bao gồm 3 cặp ống bán khuyên xương và 2 túi: túi bầu dục hay xoang nang (nằm ngang) và túi tiểu nang (nằm dọc). Nếu hệ thống tiền đình không “khỏe” cũng khiến não nhận thông tin cơ thể di chuyển – đứng yên bị lẫn lộn, dẫn tới kết quả say xe.
Các loại thuốc chống say xe phổ biến?
Xem thêm : Đạt học sinh giỏi cấp tỉnh có được cộng điểm không năm 2023?
Có nhiều loại thuốc chống say xe với nhiều thành phần khác nhau, trong đó phổ biến hàng đầu là 4 loại như sau: (1)
Thuốc kháng histamine
Ngoài khả năng điều trị dị ứng, thuốc kháng histamine cũng có công dụng ngăn ngừa tình trạng say tàu xe và làm giảm các triệu chứng. Các thuốc này có thể bao gồm diphenhydramine, dimenhydrinate, cinnarizine, meclizine,… Thuốc thường gây buồn ngủ – đây cũng là cách giúp bạn tạm quên đi cảm giác khó chịu. Điểm lưu ý là thuốc kháng histamine không nên dùng cho trẻ em. (2)
Thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng cholinergic thường có dạng là miếng dán sau tai. Thuốc chống say tàu xe này hoạt động theo cơ chế cản trở acetylcholine – chất gây kích thích hoạt động tiết nước bọt của cơ thể. Việc này giúp giảm tình trạng buồn nôn, nôn ói và nhiều biểu hiện các khi say xe.
Thuốc kháng đối giao cảm
Đây là thuốc chống say xe sử dụng hoạt chất scopolamine (còn có tên khác là hyoscine). So với các loại thuốc khác, thuốc kháng đối giao cảm có khả năng chống say xe khá tốt. Thuốc cũng có dạng là miếng dán da, kết hợp với thời gian tác động kéo dài (có thể lên tới 72 tiếng) nên sẽ giúp bạn hạn chế việc phải uống thuốc nhiều lần. Tuy nhiên thuốc cũng có nhược điểm là không dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.
Thuốc chống nôn tác động trên hệ tiêu hóa
Thực chất đây là thuốc được chỉ định khi bạn bị nôn ói do rối loạn tiêu hóa, nôn sau phẫu thuật hay do hóa trị điều trị ung thư. Dạng thuốc chống nôn tác động trên hệ tiêu hóa này không khuyến cáo sử dụng để ngăn ngừa nôn ói khi say tàu xe.
Liều dùng thuốc chống say tàu xe an toàn
Để dùng thuốc chống say tàu xe an toàn, bạn nên tham khảo trước hướng dẫn sử dụng của thuốc. Thông thường không nên sử dụng nhiều loại thuốc chống say xe khác nhau cùng 1 lúc. Thêm vào đó không dùng thuốc khi đã uống bia rượu.
Việc uống thuốc chống say xe đối với trẻ em cần cẩn trọng. Thuốc kháng histamine không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi (riêng với cinnarizin là trẻ
Nên uống thuốc say xe khi nào?
Nên uống thuốc chống say xe khi nào? Phần lớn thuốc chống say xe nên được dùng trước khi bạn bắt đầu lên tàu/xe/ máy bay. Thời gian cần dùng trước như thế nào tùy thuộc vào từng loại thuốc. Ví dụ như đối với thuốc kháng histamine, bạn cần dùng ít nhất 30 phút trước khi khởi hành.
Xem thêm : Đường trung tuyến là gì? Định nghĩa, tính chất và công thức cực chuẩn
Còn đối với miếng dán, bạn cần dán ở vị trí sau tai (vùng da khô và không có tóc/lông) trước khi khởi hành tối thiểu 4 giờ. Và chỉ cần dán 1 miếng dán, không nên dán cùng lúc nhiều miếng cùng lúc.
Lưu ý khi dùng thuốc chống say xe (Tác dụng phụ của thuốc chống say tàu xe)
Thuốc chống say xe mang đến nhiều lợi ích nhưng kèm theo đó cũng là nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Một trong tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc chống say xe là buồn ngủ. Ngoài ra thuốc còn có thể gây khô miệng, hoa mắt, nhìn mờ,… Đối với thuốc kháng histamine, người mắc bệnh cườm nước không nên sử dụng vì thuốc có nguy cơ làm tăng nhãn áp.
Đối với thuốc kháng đối giao cảm thì tác dụng phụ có thể xảy ra là gây lú lẫn, mất trí nhớ tạm thời, mất phương hướng nếu dùng quá liều. Ngoài ra thuốc còn có nguy cơ làm tăng nhịp tim, giảm nhu động tiêu hóa, giảm tiết dịch hay làm co thắt bàng quang,… Bởi những tác dụng phụ này nên thuốc chống say xe kháng đối giao cảm chống chỉ định cho người bị phì đại tuyến tiền liệt, người bệnh phổi mạn tính/ có nhịp tim nhanh hoặc người bị tắc nghẽn tiêu hóa.
Nếu có tiền sử gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc chống say tàu xe, bạn nên xin thêm ý kiến bác sĩ để có thể có loại thuốc/ phương pháp chống say xe thay thế thích hợp.
Mẹo trị say tàu xe không dùng thuốc
Với những ai bị say xe ở mức độ nhẹ hoặc vừa thì có thể không cần dùng tới thuốc chống say xe. Thay vào đó bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giảm các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu,… (3)
- Ngủ nghỉ đủ giấc trước ngày khởi hành
- Nhắm mắt, ngả đầu nghỉ ngơi khi đi tàu xe, máy bay
- Nhìn tập trung vào 1 đối tượng nhất định
- Ngồi ghế trước trên tàu xe, ngồi vị trí gần cánh máy bay hoặc các vị trí gần cửa sổ
- Không nên uống đồ uống có cồn/ cafein hay hút thuốc; nên uống thêm nước và ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên
- Hạn chế tiêu thụ thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Không đọc sách, xem điện thoại hay các thiết bị điện tử khác khi đang di chuyển
- Nếu được hãy mở cửa xe để hít thở không khí tự nhiên
Ngoài việc dùng thuốc trị chống say xe hay các mẹo như trên, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên như:
- Gừng tươi: Gừng có khả năng chống say xe hiệu quả, giảm cảm giác chóng mặt hay nôn ói. Bạn có thể ngậm 1 lát gừng nhỏ trong thời gian di chuyển hoặc ăn kẹo gừng/ uống trà gừng để thấy dễ chịu hơn.
- Bạc hà: Nhai lá bạc hà tươi hoặc ngậm kẹo bạc hà giúp làm dịu cơ thể, hương thơm bạc hà sẽ giúp thư giãn đầu óc và tránh cảm giác khó chịu ở miệng. Ngoài bạc hà, bạn có thể vò nát vỏ quýt/ vỏ cam để lấy tinh dầu – hương thơm của loại tinh dầu này có công dụng thư giãn và an thần tốt, giảm cảm giác khó chịu khi đi tàu xe.
- Dầu gió: Thoa dầu gió vùng thái dương hoặc huyệt phong trì (nằm ở vùng trũng, hõm ngay sau gáy, phía dưới đáy hộp sọ) cũng giúp người bị say xe giảm bớt triệu chứng và cảm thấy khỏe mạnh hơn.
- Bấm huyệt: Mặc dù khoa học chưa chứng minh được hiệu quả của biện pháp này nhưng với một số người, tình trạng buồn nôn say xe có giảm bớt đáng kể khi kích thích huyệt đạo dọc theo cổ tay.
Thuốc chống say xe là biện pháp nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao giúp người bị say xe thấy dễ chịu, thoải mái hơn trong hành trình đi lại của mình. Tuy là sản phẩm khá phổ biến và dễ mua nhưng khi dùng thuốc chống say tàu xe cũng cần chú ý đến độ tuổi sử dụng, thời gian sử dụng cũng như những nguy cơ tác dụng phụ – đặc biệt là khi người dùng có một số bệnh lý nhất định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp