1. Tác dụng cơ bản của thuốc Progesterone
Thuốc Progesterone có thành phần chủ yếu là: Progesterone. Đây là loại hormone có tác dụng kích thích và điều chỉnh những chức năng quan trọng của hệ sinh dục và sinh sản. Đối với phụ nữ, chất này giữ vai trò quan trọng đối với điều hòa chu kỳ kinh và quá trình thụ thai. Đặc biệt, Progesterone được sử dụng với mục đích chính là điều trị các vấn đề sản phụ khoa ở phụ nữ như:
Tiêm Progesterone là phương pháp được sử dụng để giữ thai cho thai phụ có tiền sử sảy thai
– Vô kinh thứ phát.
– Xuất huyết tử cung bất thường do ung thư tử cung, điều trị u xơ dưới niêm mạc, nội tiết tố mất cân bằng.
– Ngăn ngừa sự tăng sản nội mạc tử cung sau sinh.
– Hỗ trợ mang thai sớm và cấy phôi.
– Hỗ trợ điều trị nữ giới bị vô sinh.
– Tránh thai, ngăn cản rụng trứng và quá trình thụ tinh.
– Thúc đẩy và hỗ trợ quá trình mang thai.
2. Tại sao cần tiêm Progesterone giữ thai?
2.1. Vai trò của Progesterone đối với thai kỳ
Progesterone là hormone tự nhiên có trong cơ thể của cả nam giới và nữ giới. Riêng với nữ giới, hormone này có vai trò rất quan trọng trong thai kỳ, nhất là ở tam cá nguyệt thứ nhất.
Xem thêm : Chị em có thai ăn rau tần ô được không?
Ở giai đoạn này, Progesterone chịu trách nhiệm chuẩn bị niêm mạc sẵn sàng để đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ ở tử cung đồng thời đảm bảo tử cung có đầy đủ các mạch máu để nuôi dưỡng phôi thai phát triển. Nhiệm vụ này sẽ được thực thi cho đến khi nhau thai hình thành và thiết lập đủ hệ thống mạch máu riêng để nuôi thai. Bên cạnh đó, Progesterone còn giúp tử cung phát triển và giảm co bóp, nhờ đó mà giảm được nguy cơ sảy thai.
Bước sang các giai đoạn sau của thai kỳ, sự có mặt của Progesterone khiến cho tuyến vú phát triển để chuẩn bị sẵn sàng tiết sữa đồng thời giúp cho phổi có khả năng hoạt động tốt hơn, nhờ đó mà thai nhi được cung cấp nhiều oxy hơn để phát triển khỏe mạnh.
Không những thế, Progesterone còn điều chỉnh các phản ứng miễn dịch thông qua việc giảm sản xuất cytokine giãn cơ trơn và tiền viêm, ngăn chặn hoạt động của oxytocin đồng thời ức chế sự hình thành phản ứng kích hoạt co cơ trơn tử cung.
Hormone Progesterone nuôi dưỡng, giúp cho thai nhi phát triển
Ngoài ra, trong thai kỳ, Progesterone còn thực hiện một số chức năng quan trọng khác như:
– Giữ cho sự bền chắc của thành tử cung.
– Đảm bảo cơ thể thai phụ không tiết ra sữa trước khi thai nhi chào đời.
– Ngăn cản tế bào màng bào thai tự hủy.
2.2. Khi nào phụ nữ mang thai cần điều trị progesterone?
Trước khi tìm hiểu về phương pháp tiêm Progesterone giữ thai, mẹ bầu cần biết về những trường hợp nào cần điều trị Progesterone khi mang thai. Theo đó, những trường hợp sau sẽ được chỉ định sử dụng liệu pháp điều trị này:
– Dọa sảy thai hoặc dự phòng nguy cơ sảy thai liên tiếp nguyên nhân do suy hoàng thể: Liều được khuyến cáo là 200 – 400mg thuốc bổ sung Progesterone mỗi ngày, chia làm 2 lần trong ngày.
– Thai IVF: Liều được điều trị khuyến cáo là 400 – 600mg/ngày bắt đầu từ ngày tiêm hCG kéo dài đến tuần thứ 12 của thai kỳ.
Xem thêm : Gò má cao trong nhân tướng học có ý nghĩa gì?
– Phòng ngừa sinh non ở thai phụ có tiền sử sinh non: Progesterone tiêm bắp mỗi tuần suốt từ tuần thai 16 – 20 đến 36.
– Dự phòng sinh non ở những thai phụ có cổ tử cung ngắn (≤ 15 mm trước 24 tuần thai): Progesterone dạng đặt âm đạo 100 – 200mg, đặt âm đạo mỗi tối từ lúc chẩn đoán đến 36 tuần thai.
2.3. Tiêm Progesterone giữ thai phòng ngừa sinh non như thế nào?
Trẻ chào đời trước tuần thai thứ 37 được gọi là sinh non. Những trẻ sinh non có nguy cơ cao trước các vấn đề về sức khỏe hơn trẻ sinh đủ tháng. Sinh non được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khuyết tật về thần kinh và tử vong ở trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hormone Progesterone có thể làm giảm nguy cơ sinh non tới 40%.
Thai phụ tiêm Progesterone giữ thai cần tuân thủ đúng chỉ định từ bác sĩ
Hormone Progesterone đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sinh non tự phát ở phụ nữ có tiền sử sinh non, phụ nữ mang đơn thai và mang đơn thai có cổ tử cung ngắn. Để phòng ngừa sinh non có thể điều trị bằng Progesterone dạng đặt âm đạo hoặc dạng tiêm.
Tiêm Progesterone giữ thai cho các trường hợp có nguy cơ sinh non cao thường được bác sĩ chỉ định bắt đầu từ tuần 16 – 20 đến 36 tuần. Đường sử dụng thuốc: Progesterone dạng tiêm bắp. Thành phần chính của thuốc là 17 alpha-hydroxyprogesterone caproate 250mg. Sau khi tiêm thuốc, thai phụ có thể cảm thấy khó chịu tại vị trí tiêm.
Phương pháp tiêm Progesteron không được áp dụng với những trường hợp mang đa thai. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng quá trình điều trị bằng phương pháp này có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:
– Sau tiêm, âm đạo có tiết dịch.
– Mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ,…
Việc tiêm progesterone sẽ giúp tác động lên cổ tử cung, bằng cách trì hoãn sự suy giảm collagen và giảm sản sinh chất tiền viêm interleukin-1b, nhờ đó mà thai phụ có được kỳ được khỏe mạnh. Tuy nhiên, thai phụ được tiêm Progesterone giữ thai cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Mặt khác, thai phụ cũng cần duy trì cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, chú ý khám thai định kỳ hoặc đi khám ngay khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào để chủ động bảo vệ cho thai kỳ của mình.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tác dụng cũng như đối tượng cần tiêm Progesterone giữ thai. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn đọc có thể gọi trực tiếp đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để chia sẻ, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng giải đáp xác đáng, nhanh chóng..
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp