Hậu tiêm ngừa cho chó mèo, bạn sẽ bắt gặp những dấu hiệu bất thường từ các bé: nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, lờ đờ,… nguyên nhân là vì sao? Tác dụng phụ của tiêm phòng ở chó mèo gồm những triệu chứng như thế nào, và làm sao để khắc phục được tình trạng này? Bài viết này sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời và giới thiệu đến bạn những bệnh cần tiêm ngừa vaccine cho chó mèo trong suốt cuộc đời của chúng.
Tại sao cần tiêm ngừa vaccine cho chó mèo?
Tiêm ngừa vaccine cho chó mèo là nhiệm vụ bắt buộc mà chủ nuôi phải thực hiện khi đón các bé về sống cùng. Đây là việc làm vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho thú cưng có một sức khỏe tốt, hạn chế tối đa rủi ro chúng sẽ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, bệnh không có thuốc đặc trị,…
Bên cạnh đó, khi tiêm ngừa cho chó hoặc tiêm ngừa cho mèo, những kháng thể trong vacxin sẽ giúp cơ thể chúng tạo ra sức đề kháng chống lại những căn bệnh nguy hiểm, làm giảm đi khả năng gây bệnh của những virus có hại. Vì vậy, việc tiêm ngừa cho chó mèo là điều cần thiết ngay khi chúng được 1,5 tháng – 2 tháng tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến tác dụng phụ của tiêm phòng ở chó mèo?
Hệ miễn dịch của mỗi vật nuôi sẽ có sức mạnh và độ cân bằng khác nhau, vì vậy, khi vắc-xin được đưa vào cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng khác nhau.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tác dụng phụ khác nhau từ nhẹ đến nặng hơn là do cơ địa của từng bé nhạy cảm đối với 1 hoặc 1 vài thành phần của thuốc. Nguyên nhân thứ 2 là do tâm lý lo sợ tự có của các bé sau khi được tiêm mà bạn sẽ khó có thể quan sát bằng mắt thường. Nguyên nhân thứ ba dẫn đến một vài tác dụng phụ của tiêm phòng ở chó mèo là sức đề kháng của các bé còn non nớt, cơ thể nhiễm 1 số bệnh lý vô tình phản ứng cùng thời điểm với vaccine được tiêm vào.
Bạn đừng quá lo lắng, tất cả những điều này báo hiệu cho thấy vắc-xin đã kích hoạt trong cơ thể chúng và đang bảo vệ để chống lại.
Những tác dụng phụ nào thường xuất hiện sau tiêm phòng ở chó mèo?
Sau khi cơ thể của cún – miu đã bắt đầu tiếp nhận lượng vaccine được tiêm vào, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng có nhiều thay đổi lạ thường. Tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch trong cơ thể mà sẽ có những phản ứng phụ sau tiêm phòng khác nhau ở chó mèo, mức độ từ nhẹ đến nặng cũng sẽ theo đó mà diễn ra.
a/ Tác dụng phụ thông thường sau khi tiêm ngừa vaccine cho chó mèo:
Vết tiêm bị sưng làm thay đổi sắc tố da Cơ thể mệt mỏi, uể oải Nhiều bé có dấu hiệu sốt nhẹ Sổ mũi Chán ăn, ăn uống không ngon miệng Rụng lông
Xem thêm : Những tuổi đại kỵ khi xây nhà trong năm Giáp Thìn 2024, cần lưu ý để tránh “tai bay vạ gió”
Trong đó dấu hiệu chó mèo bị sưng sau khi tiêm thường dễ nhìn thấy nhất, lúc này hãy dùng tay xoa nhẹ vào vết tiêm của chúng để giảm bớt cơn đau, cho các bé cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn. Những biểu hiện này thường xuất hiện từ 1 – 3 ngày và sẽ không kéo dài quá lâu.
b/ Tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm phòng ở chó mèo:
Một số bé do sức đề kháng yếu hoặc không đủ sức đề kháng sẽ có những phản ứng dữ dội hơn một chút:
Ngứa dữ dội, nổi mẩn Sụt cân Thay đổi hành vi, chạy nhảy vô thức Phát ban Tiêu chảy Nôn mửa Thở gấp, thở khò khè Nổi mụn nhỏ li ti ở những vùng da mỏng quanh khu vực tiêm
Một vài triệu chứng khác diễn ra nặng hơn như viêm da, tạm thời không đi được,… lúc này cần đưa bé trở lại phòng khám hoặc bệnh viện ngay để theo dõi và điều trị, tránh trường hợp xấu nhất xảy đến.
c/ Tác dụng phụ cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm sau tiêm phòng ở chó mèo:
Nếu như cơ thể bé yêu nhà bạn không đủ sức để kháng lại vaccine, gây tác dụng ngược cực kỳ nghiêm trọng đến cơ thể như:
Sốc phản ứng thuốc Co giật Dị tật Có hiện tượng tự cắn chính mình Tử vong
Thông thường, trước khi tiêm ngừa vaccine cho chó mèo, các bé đều sẽ được kiểm tra sức khỏe để bảo đảm an toàn trước khi chích. Vì vậy, những phản ứng cực kỳ nghiêm trọng sẽ ít gặp phải. Nếu kết quả kiểm tra trước tiêm không gặp nhiều trục trặc, việc tiêm phòng sẽ diễn ra cực kỳ suôn sẻ.
Chăm sóc thú cưng sau tiêm ngừa
Xem thêm : Những tác dụng không ngờ của hạt chanh dây
Pet Pro mách bạn 5 điều cần lưu ý cho thú cưng sau khi đã được tiêm ngừa. Chủ nuôi không nên lơ là để hạn chế tối đa các trường hợp sau khi tiêm nhé!
Không tắm cho bé trong vòng 5 ngày sau tiêm phòng, vì thời gian này bé thường sốt nhẹ. Không để mắc mưa hoặc phơi nắng quá lâu. Không cho chó mèo tiếp xúc với các bé khác không rõ nguồn gốc hoặc đang mang bệnh. Vì bé chưa tạo đủ miễn dịch bảo hộ. Không cho hoặc hạn chế cho các bé đi chơi xa để tránh thời tiết xấu (mưa, gió, trời âm u hoặc nắng nóng trên 32 độ C) và không hoạt động mạnh (huấn luyện, chạy đua, thi đấu) trong vòng 14 ngày sau tiêm chủng. Không cho thú cưng sử dụng các thức ăn dầu mỡ, chất béo, thức ăn khó tiêu (trứng lộn, xúc xích, phô mai, sữa, nội tạng, gặm xương..). Sử dụng các thực phẩm dễ tiêu, được là nhuyễn, xay mềm giàu dinh dưỡng trong 10-14 ngày sau tiêm ngừa để tạo miễn dịch hoàn hảo. Hãy nhớ luôn cung cấp đủ nước cho các bé bạn nhé. Nên thường xuyên kiểm tra và xoa nhẹ vị trí tiêm chích (do vết tiêm thường bị sưng cứng). Nếu phát hiện bé có những triệu chứng bất thường như: sốt cao, lừ đừ, bỏ ăn, ói, tiêu chảy,… bạn nên mang bé đến bệnh viện để kiểm tra lại.
Lưu ý : Vaccine sẽ có miễn dịch sau 14 ngày kể từ ngày tiêm, bạn cần chăm sóc bé thật kĩ vì bé cũng có thể phát bệnh trong giai đoạn này do chưa đạt miễn dịch bảo hộ hoặc sốc phản vệ với vacxin được tiêm.
Những bệnh cần tiêm ngừa cho mèo?
Khi đến các trung tâm, phòng khám hay bệnh viện thú y uy tín, bạn sẽ được giới thiệu sơ lược về quy trình tiêm ngừa, thời gian tái chủng, và một số bệnh cần tiêm ngừa cho mèo.
Bệnh dại – là bệnh hiện nay chưa có thuốc chữa trị hiệu quả , có thể lây cho người nếu vô tình bị cào/cắn trúng. Bệnh suy giảm bạch cầu – FPV (Feline panleucopenia)/Distemper : loại bệnh nguy hiểm không có triệu chứng rõ rệt, lây lan cao và nhanh Bệnh viêm mũi khí quản trên mèo – FRV (Feline Rhinotracheitis Viral): là nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp. Bệnh do Calicivirus – FCV (Feline Calicivirus): là loại bệnh có tính mãn tính, khó chữa và là yếu tố mở đường cho các loại virus, vi khuẩn khác. Bệnh ung thư bạch cầu mèo – FeLV (Feline Leukemia Virus): là một loại bệnh phổ biến làm số lượng bạch cầu giảm nghiêm trọng, làm cho mèo có sức sống kém chết lần mòn. Bệnh viêm đường hô hấp trên (Feline Chlamydiosis): Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mù mắt, khó thở mãn tính nếu mèo không được điều trị kịp thời. Bệnh viêm phúc mạc – FIP (Feline Infectious Peritonitis): là một bệnh do virus thuộc chủng Coronavirus gây ra ở mèo.Mèo bị nhiễm Coronavirus thường không có triệu chứng trong thời gian nhiễm virus ban đầu, mèo của mọi lứa tuổi vẫn có thể mắc bệnh.
Những bệnh cần tiêm ngừa cho chó?
Tương tự như mèo, các bé cún cũng sẽ có một số bệnh cần phòng tránh nhất định vì hơn 80% chúng sẽ mắc phải nếu không được chích ngừa đầy đủ.
Bệnh DẠI: dù là thú cưng nào, bệnh dại vẫn được xem là một trong các bệnh nguy hiểm hàng đầu cần đề phòng vì virus dại không những nguy hiểm đến chó mèo, mà còn ảnh hưởng đến cả chủ nuôi. Bệnh CARRE: là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Những con chó bị nhiễm bệnh thường bị chảy nước mắt, sốt, sổ mũi, ho, nôn mửa, tiêu chảy, co giật và tê liệt… Đây là bệnh có tỷ lệ lây lan nhanh và tử vong rất cao. Bệnh PARVOVIRUS: virus parvo là loại nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nhiễm ở chó. Bệnh LEPTOSPIROSIS: vi khuẩn Leptospirosis thường ký sinh trong thận, sau đó sinh sôi phát triển mạnh, chèn ép các hệ cơ quan gây nguy hiểm tới sức khỏe của chó. Bệnh CORONAVIRUS: là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, hiện chưa có thuốc đặc trị.
Ngoài top 5 bệnh trên, cún yêu sẽ được tiêm ngừa một số bệnh khác như: bệnh VIÊM GAN, bệnh PHÓ CÚM,….Để BOSS luôn vui khỏe, bạn cần cho chúng đến bệnh viện thú – y uy tín để được tiêm ngừa an toàn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp