Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người là mức phạt cho người có hành vi gây tai nạn giao thông và dẫn đến chết người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về những quy định của luật hình sự về hành vi vi phạm pháp luật này cũng như dịch vụ luật sư bào chữa hành vi gây tai nạn chết người của Luật L24H.
Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người
Quy định của pháp luật về tội gây tai nạn giao thông chết người
Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
>>> Tham khảo thêm về: Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người
Mức phạt khi gây tai nạn giao thông chết người
Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người được áp dụng theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017:
- Làm chết 01 người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
- Làm chết 02 người thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
- Làm chết 03 người trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm cho đến 15 năm.
Các chi phí bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông làm chết người
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật Dân sự 2015;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Chi phí cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định;
- Chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.
Xem thêm : 4 nhóm dưỡng chất quan trọng: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất
Cơ sở pháp lý: Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015
Chi phí bồi thường thiệt hại
Một số câu hỏi liên quan
Vô ý gây tai nạn giao thông có bị đi tù không? bao nhiêu năm tù
Nếu như hành vi gây tai nạn giao thông được xác định là lỗi là do vô ý theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng mức phạt sẽ nhẹ hơn rất nhiều, đồng thời vẫn phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử lý như sau:
- Đối với người điều khiển ô tô: Phạt tiền từ 16.000.000đ đến 18.000.000đ;
- Đối với người điều khiển xe máy: Phạt tiền từ 6.000.000đ đến 8.000.000đ;
- Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 12.000.000đ.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 8 Điều 5, điểm đ khoản 8 Điều 6, điểm c khoản 8 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Xem thêm : Người bị vết thương hở ăn trứng được không? Cần ăn gì để vết thương mau lành?
Theo đó, việc bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn được quy định là một tình tiết tăng nặng. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Nạn nhân làm đơn bãi nại thì có khởi tố hình sự không
Mặc dù có đơn bãi nại từ phía gia đình bị hại nhưng người gây tai nạn giao thông vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp có đơn bãi nại của gia đình người bị hại (hoặc có đơn xin giảm nhẹ của gia đình bị hại) chỉ là tình tiết để giảm nhẹ mức độ hình phạt chứ không thể là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự.
Đơn xin bãi nại
Luật sư bào chữa hành vi gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người
- Tư vấn về xác định tội danh, hình phạt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng của hành vi gây tai nạn giao thông chết người;
- Tư vấn quy trình khởi tố tai nạn giao thông;
- Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi;
- Soạn thảo các văn bản, tài liệu kiến nghị, khiếu nại kịp thời trong các giai đoạn tố tụng;
- Trình bày, trao đổi sự việc và cùng tìm hướng giải quyết để giảm thiểu tối đa những bất lợi của thân chủ vào thời điểm hiện tại và tương lai;
- Trực tiếp tham gia tranh tụng tài Tòa để bào chữa tội gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người.
Người gây tai nạn giao thông dấn đến chết người phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự Căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà người vi phạm có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù lên tới 15 năm. Việc giải quyết tai nạn giao thông chết người được tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự vì vậy để có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gây tai nạn thì bị can có thể sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc có nhu cầu tư vấn luật giao thông, xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716 để được luật sư bào chữa vụ án hình sự gây tai nạn giao thông chết người hỗ trợ kịp thời.
Một số bài viết về tai nạn giao thông có thể bạn đọc quan tâm:
- Cố ý lái xe gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
- Gây tai nạn chết người phải bồi thường bao nhiêu
- Người dưới 16 tuổi lái xe gây tai nạn chết người ai chịu trách nhiệm
Scores: 4.51 (45 votes)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp