Dây bình bát là một loại cây dại, mọc hoang rất thân quen với người dân quê. Cây có một loại quả có màu đỏ mộng trông rất bắt mắt, không chỉ là là thực phẩm ăn được mà còn là một vị thuốc hay…
Dây Bình Bát
Mô tả:
Dây bình bát hay còn gọi là Bát bát, Mảnh bát, Miểng bát là loài cây thảo nhẵn và mảnh, thân leo, đôi khi dài tới 5m hay hơn. Lá mọc so le, hình tim, có cuống dài, khía 5 thùy nông, mép có răng cưa. Tua cuống đơn, mọc đối diện với lá. Hoa đực và hoa cái giống nhau, mọc đơn độc hay xếp hai cái một ở nách lá, có cuống dài 2cm, rộng 2,5cm, khi chín có màu đỏ và thịt quả đỏ chứa nhiều hạt. Ra hoa, kết quả quanh năm.
Tên khoa học:
Coccinia cordifolia (L.) Cogn thuộc họ Bí – Cucurbitaceae.
Phân bố:
Dây Bình bát là loài mọc hoang có nhiều ở các nước Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia… Mọc hoang trên nương rẫy, ở rào, lùm bụi từ vùng đồng bằng đến miền núi cao khắp nước ta. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm để làm rau ăn hoặc làm thuốc.
Bộ phận dùng:
Lá và quả non dùng làm rau ăn.
Ngoài ra, dân gian dùng củ ngâm rượu bóp chữa sưng đau các khớp viêm; có người dùng dây lá phối hợp với Bùm sụm, Cỏ mần trầu, Dền gai, mỗi thứ một nắm sắc uống để trị huyết áp.
Người ta hái những chiếc đọt và lá non của dây bình bát đem rửa sạch, để ráo, có thể nấu với tôm, thịt heo, thịt bò, cá trê, cá lóc… Muốn có một tô canh lá Bình bát có mùi vị đặc trưng, vừa ngọt lại thơm ngon, đúng bài, đúng điệu thì không có thứ đồ nấu nào sánh kịp hột vịt lộn, hoặc làm lẩu hột vịt lộn ăn với bún và món rau chính của lẩu là rau Bình bát.
( Bát canh Bình bát thơm ngon, bổ dưỡng thanh nhiệt vào mùa hè)
Công dụng:
Xem thêm : Nhóm cung Đất gồm những cung nào trong 12 cung hoàng đạo?
Theo y học cổ truyền dây bình bát có vị ngọt, tính mát.
Dây bát có tác dụng thanh phế, nhuận táo, giải độc, thanh nhiệt, sinh tân dịch.
Thường được dùng để chữa táo bón, người nóng nổi mụn nhọt, miệng khô khát, tiểu buốt, bí tiểu,…
Sau đây là một số bài thuốc dân gian hay dùng:
- Dùng dây bát chữa Đái tháo đường: Theo kinh nghiệm dân gian, bà con thường dùng lá và đọt non bát cái (khoảng 100g) để làm rau ăn và nấu canh. Mỗi tuần ăn khoảng vài lần. Có tài liệu nói rằng việc sử dụng lá, đọt non bát cái nấu canh, xay nước uống có thế giảm đến một nửa lượng thuốc tây trị đái tháo đường nhẹ.
- Hoặc chữa Đái tháo đường và táo bón bằng cách đem rau bát, rau dền, rau sam mỗi loại 50g nấu canh cua ăn vài lần
- Dùng dây bát chữa chứng miệng khô khát dù đã uống nhiều nước (hay còn gọi là phế nhiệt): lấy rau bát, rau ngót, rau đay nấu canh trai đồng hoặc canh hến ăn vài lần là khỏi.
- Chữa da khô nổi mụn nhọt bằng dây bát: lấy mồng tơi, rau dấp cá, rau bát mỗi loại 100g nấu canh cá rô ăn một tuần vài lần.
- Chữa trĩ đi ngoài ra máu: rau dấp cá 30g, hoa mào gà 5g, rau bát 50g, xơ mướp 5g,
- nấu lấy nước uống ngày 3 lần.
- Công dụng của dây bình bátDây Bình bát là món ăn bài thuốc thanh nhiệt có thể sử dụng cho mọi người ở mọi lứa tuổi và gần như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên không nên sử dụng cho người tỳ vị hư hàn hay bị đau bụng do ăn đồ sống lạnh, ngoại cảm phong hàn…
M.H tổng hợp từ nguồn Yhoccotruyenvn.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp