Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi
Một tháng tuổi có nghĩa là trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh, tập làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ do phải chuyển từ môi trường nước sang môi trường không khí. Ngay giây phút trẻ cất tiếng khóc đầu tiên chính là dấu mốc đánh dấu việc trẻ tự thở bằng phổi của chính mình. Vòng tuần hoàn của trẻ cũng chính thức hoạt động thay cho vòng tuần hoàn nhau thai. Đặc biệt, trẻ bắt đầu bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) kéo theo đó, hệ tiêu hóa, thận,… của trẻ làm việc một cách thực sự thay thế toàn bộ nhiệm vụ trước đây nhau thai vẫn đảm nhận.
Những em bé 1 tháng tuổi luôn đáng yêu và cần được yêu thương thật nhiều.
Bảng chiều cao cân nặng của bé 1 tháng tuổi
Thực tế thì sau khi chào đời, cân nặng của trẻ có thể thấp hơn (khoảng 10%) so với lúc vừa mới sinh. Nguyên nhân do lượng chất lỏng dư thừa ở cơ thể trẻ bị mất dần đi trong vài ngày đầu sau sinh. Sau đó, cân nặng của trẻ sẽ tăng nhanh chóng vào các tuần tiếp theo. Cụ thể, mức tăng trưởng trung bình của trẻ 1 tháng tuổi là:
Tháng tuổi
Cân nặng (kg)
Chiều cao (cm)
Mới sinh
2.9 – 3.8
2.7 – 3.6
48.2- 52.8
47.7- 52.0
1 tháng
3.6 – 5
3.4 – 4.5
52.1- 52.8
52.1- 55.8
2 tháng
4.3 – 6
4.0 – 5.4
55.5- 60.7
54.4- 59.2
Dựa vào bảng này có thể thấy, ngay khi đầy tháng, cơ thể trẻ đã có những sự phát triển thay đổi rõ rệt, các chỉ số như cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực đều tăng nhẹ.
– Về cân nặng: Trẻ 1 tháng tuổi có cân nặng trung bình khoảng 4kg (Còn tùy thuộc cân nặng khi bé mới sinh).
– Về chiều cao: Đầy 1 tháng tuổi trẻ có chiều cao trung bình đạt 55cm.
– Về vòng đầu (hay còn gọi là chu vi đầu): Thường tăng từ 2-3cm so với thời điểm mới chào đời, tương đương khoảng 37cm.
– Về vòng ngực: Chỉ số vòng ngực của trẻ tương đương với chu vi vòng đầu và gần như chưa có phát triển gì khi bé đầy tháng.
– Thóp: Đây là một trong những bộ phận nhạy cảm của trẻ sơ sinh gồm: Thóp trước và thóp sau. Vào 1 tháng tuổi, thóp trước của trẻ có kích thước mỗi chiều khoảng 2cm; thóp sau hình tam giác, kín ngay sau khi chào đời. Phụ huynh lưu ý, ở trẻ sinh non thì kích thước thóp sẽ lớn hơn.
Sự phát triển thần kinh và vận động
Thực ra khi mới được 1 tháng tuổi,khả năng kiểm soát vận động của trẻ còn rất kém, các cử động chủ yếu là tự phát, không có ý thức. Bố mẹ quan sát sẽ thấy điều này được thể hiện ra bên ngoài là bé hay có các cử động ngẫu nhiên; bàn tay, bàn chân chưa phối hợp nhịp nhàng.
– Một số cử động đơn giản và vu vơ của trẻ 1 tháng như: Giật tay, giật chân, ngẩng đầu.
– Một số phản xạ tự nhiên của trẻ gồm: Nuốt, bú, phản xạ robinson (Đưa một vật chạm vào lòng bàn tay thì trẻ nắm chặt lại), phản xạ vòi (Chạm vào gần miệng trẻ ở bên nào thì môi sẽ đưa về hướng đó),..
Nắm thật chặt mọi thứ trong tầm với của mình là phản xạ thường thấy ở trẻ 1 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, trẻ 1 tháng tuổi đang dần phát triển cơ cổ và có thể ngẩng nhẹ đầu trong vài giây. Nếu phụ huynh thường xuyên cho trẻ nằm sấp luyện tập cơ cổ thì cổ bé sẽ cứng nhanh hơn, khả năng bé sẽ lẫy, ngồi, bò sớm hơn. Cũng có trẻ ở tháng tuổi này đã thường xuyên xoay đầu sang trái, sang phải và biết nhoẻn miệng cười. Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu của trẻ lúc này vẫn là ngủ, trẻ có thể ngủ tới 22 tiếng/ngày.
Xúc giác và khứu giác
1 tháng tuổi là 5 giác quan của trẻ đã hoạt động tốt. Sự phát triển về xúc giác, khứu giác thể hiện rõ rệt ở việc trẻ cảm nhận được mùi sẽ mẹ, hơi ấm của mẹ; đồng thời, trẻ đã phân biệt được vị ngọt, đắng hay chua và tỏ thái độ né tránh khi được người lớn cho nếm vị mà trẻ không thích. Thái độ của trẻ cũng rõ ràng (gào khóc) khi bị người lạ bế hoặc ai đó cưng nựng quá đà.
Thị giác và thính giác
Xem thêm : Bà bầu ăn thịt bò được không? Ăn như thế nào mới tốt cho cả mẹ và bé?
– Thị giác của trẻ 1 tháng còn hạn chế, trẻ nhìn những thứ ở gần mình và bất động dễ dàng hơn. Thường trẻ có thể tập trung nhìn một thứ ở khoảng cách từ 25-30cm.
– Về thính giác: Trẻ nhận được giọng nói của mẹ, bố hoặc bà là những người thường xuyên chăm sóc con và sẽ cố gắng hướng sự chú ý về phía đang phát ra giọng nói.
Trẻ 1 tháng tuổi đã biết cười, bé cười ngay cả trong giấc ngủ.
Các phụ huynh lưu ý: Trẻ sinh non sẽ khó đạt được mốc phát triển trên nên khi đánh giá sự phát triển trong từng tháng tuổi cần căn cứ vào tuổi thai của trẻ, trẻ sẽ dần đạt được cột mốc quan trọng theo tốc độ riêng.
Cách chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi
Vào thời điểm này cơ thể trẻ vẫn còn rất non nớt nên việc chăm sóc cần phải cẩn trọng hết sức.
– Về dinh dưỡng cho trẻ 1 tháng tuổi: Chủ yếu trẻ đang bú mẹ, cũng có một số trẻ bắt đầu bú sữa công thức. Sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết và duy nhất cho trẻ lúc này. Phụ huynh không cần bổ sung thêm bất kỳ thức ăn gì, ngay cả nước lọc. Bởi việc cho trẻ sơ sinh 1 tháng uống nước có thể khiến trẻ bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con khi 1 tháng tuổi và trong suốt năm đầu đời.
Một số lưu ý mẹ cần năm được để chăm sóc con tốt hơn: Cho con bú đúng cách, cho con bú cả ngày lẫn đêm theo nhu cầu, tìm hiểu và nhận biết hiện tượng sinh lý của trẻ khi 1 tuổi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường đưa con đi thăm khám sớm.
– Cữ bú của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Giai đoạn 1 tháng tuổi, khi trẻ đã quen với việc bú mẹ thường bú khoảng 600-900 ml sữa/ ngày với tối thiểu 6 lần bú/ngày, tương đương mỗi lần bú khoảng 90-100ml. Bé bú mẹ thì thường nhiều cữ hơn, khoảng 12 lần, đây là điều bình thường, mẹ không nên cố gắng kiểm soát số lần cho bú mà hãy để bé quyết định thời gian, số lần bú. Nếu phát hiện bé không tăng cân, hay cáu gắt thì mẹ cần xem xét điều chỉnh.
– Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Hẳn đây là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Ở giai đoạn sơ sinh, giấc ngủ chiếm phần lớn thời gian của trẻ. Không ít nghiên cứu cũng đã khẳng định trong lúc trẻ ngủ, hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra. Điều này có nghĩa, trẻ ngủ ngon giấc, sâu giấc thì hệ thần kinh, hệ xương phát triển tốt hơn.
Khi này trẻ có thể ngủ đến 22 tiếng/ngày. Vì thế, mẹ cần chú ý dấu hiệu buồn ngủ của trẻ để cho bé đi ngủ kịp thời, đủ giấc. Tâm lý sợ bé thức về khuya mà ban ngày không cho bé ngủ nhiều có thể dẫn tới bé mệt mỏi. Thường thì đa số trẻ 1 tháng tuổi sẽ ngủ lại ngay sau khi bú, giấc ngủ ngắn, dài tùy lúc.
Mút tay là một phản xạ tự nhiên nhưng cũng có thể là dấu hiệu con đang cần bú.
– Giao tiếp với bé: Một số bé biết cười ngay từ tháng đầu tiên, nhưng xét một cách toàn diện thì nó giống như phản xạ hơn là sự đáp lời. Phải đến một vài tuần tiếp theo thì bé mới thật sự cười với mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc. Trong khi đó, khó vẫn là cách giao tiếp phổ biến của trẻ 1 tháng tuổi. Tiếng khóc có thể đến một cách tự nhiên, nhưng cũng là thể hiện việc trẻ phản đối, khó chịu điều gì đó. Cha mẹ nên để ý để hỗ trợ, chăm sóc trẻ tốt hơn. Khi trẻ khóc, những cử chỉ vỗ về hay đơn giản một câu hát ru, âu yếm, cho bé bú,… sẽ làm dịu cơn khóc. Mẹ từ từ sẽ cảm thấy những yêu thương trong, kỳ diệu của khoảnh khắc này.
Ngoài sự phát triển và chăm sóc kể trên thì cha mẹ cũng phải hiểu rằng ở tháng đầu tiên trẻ còn có những thay đổi khó nhận thấy bằng mắt thường. Trẻ vẫn đang liên tục học hỏi, tương tác với thế giới xung quanh, nâng cao nhận thức. Cha mẹ hãy chịu khó tìm hiểu các kiến thức nhất định để chăm sóc con tốt hơn. Đừng quên cho trẻ sớm đi kiểm tra lại sức khỏe trong 1 tháng đầu sau sinh nhằm đảm bảo rằng con thực sự ổn. Cần giải đáp bất cứ thắc mắc nào khác hoặc đăng ký lịch khám cho con cùng chuyên gia Nhi khoa giàu kinh nghiệm, cha mẹ vui lòng nhắn tin TẠI ĐÂY.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp