Khi trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không? Phần lớn các ông bố bà mẹ đều nghĩ rằng khi trẻ nhỏ bị ốm, ho, sổ mũi thì cần kiêng gió, kiêng nước để tránh bệnh trở nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, điều này mới chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn.
- 1 ly sữa tươi trân châu đường đen size M bao nhiêu calo? Uống sữa tươi trân châu đường đen có mập không?
- Có bầu ăn mộc nhĩ có được không? Lưu ý khi ăn mộc nhĩ
- Vì sao xét nghiệm nước bọt giúp phát hiện nhiễm HIV?
- Rong biển hết hạn có ăn được không? Có sao không?
- Giải mã: cung Bọ Cạp và Song Tử có hợp nhau không?
Nhiều mẹ băn khoăn có nên tắm cho trẻ khi trẻ bị ho, sổ mũi không
Ho, sổ mũi là các triệu chứng về đường hô hấp thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào mùa lạnh. Xung quanh vấn đề này là câu chuyện về sự đối lập giữa quan niệm dân gian và lời khuyên khoa học hiện đại. Các bà mẹ “e dè” không dám tắm cho con vì sợ bị nhiễm lạnh. Mẹ nào “mạnh tay” hơn thì cũng chỉ dám dùng khăn ấm lau qua người cho trẻ sau 1-2 ngày bị sốt.
Tại sao nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ bị ho sổ mũi nếu tắm sẽ khiến trẻ ốm nặng hơn? Đó là do mẹ chưa tắm cho trẻ đúng cách, chẳng hạn như mẹ cho bé tắm bằng nước lạnh và tắm quá lâu cho bé.
Xem thêm : Thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam đạt đến đỉnh cao vào thời nào sau đây
Dù trẻ bị ho sổ mũi do viêm họng, cảm cúm hay cảm lạnh thì mẹ vẫn nên tắm rửa thường xuyên cho bé. Nếu kiêng tắm, vệ sinh cá nhân kém, trẻ ngứa ngáy khó chịu sẽ dễ bị nổi mẩn, hăm, thậm chí gãi gây trầy xước và viêm da, càng khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn. Hơn nữa, việc tắm rửa sạch sẽ sẽ giúp làm sạch mồ hôi, giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhanh khỏi bệnh hơn.
Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ vẫn cần tắm thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ
Khi trẻ bị ho sổ mũi, khi tắm cho trẻ bố mẹ cần lưu ý các điều sau đây:
- Nước tắm cho bé cần đủ ấm, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nhiệt độ nước tắm thích hợp là 33-35 độ C.
- Phòng trẻ tắm cần phải kín gió. Nếu phòng tắm bị lạnh, mẹ có thể xả một ít nước nóng ra sàn để làm tăng nhiệt độ không khí.
- Trước khi tắm, cần chuẩn bị sẵn áo quần, khăn tắm để lau khô người và mặc áo quần vào ngay cho bé.
- Tắm nhanh cho bé, chỉ nên tắm cho trẻ trong 5-6 phút, không nên tắm quá 7 phút. Tắm theo đúng trình tự gồm rửa mặt, mũi trước rồi mới tắm các bộ phận khác.
- Thời gian tắm thích hợp cho trẻ là từ 10h đến 10h30 sáng hoặc 14 đến 15 giờ chiều. Tuyệt đối không tắm cho trẻ sau 16 giờ chiều, nhất là vào buổi tối để tránh tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh dễn đến viêm phổi, viêm phế quản,…
- Sau khi tắm xong, dùng khăn bông mềm lau khô người cho trẻ rồi mặc quần áo đã chuẩn bị sẵn vào. Nên cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát, tránh gây bí mồ hôi.
Tắm cho trẻ đúng cách, mẹ sẽ không còn lo trẻ ốm nặng nữa nhé
- Sau đó, tốt nhất nên để bé ở trong phòng kín gió 10-15 phút để thân nhiệt ổn định rồi mới cho bé ra ngoài để tránh bị cảm.
- Mách nhỏ cho mẹ: Vào mùa lạnh, đặc biệt là khi trẻ đang bị ốm, khi tắm cho trẻ mẹ nên nhỏ 2-3 giọt tinh dầu tràm nguyên chất pha vào nước tắm. Tinh dầu tràm có tác dụng rất tốt đối với trẻ đang bị viêm hô hấp như sổ mũi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi, cảm lạnh,…
Nếu ban đầu mẹ còn phân vân “trẻ bị ho sổ mũi có nên tắm không”, thì bây giờ mẹ có thể hoàn toàn yên tâm tắm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ. Cùng với đó, mẹ nên áp dụng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, cho trẻ uống bổ sung nước, uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu súp hoặc cháo để trẻ dễ ăn hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý hạn chế cho trẻ ăn các món ăn từ hải sản, đồ ăn cay, lạnh, mặn, ngọt…
–
Xem thêm:
>>> Mẹ có biết: Bé bị ho, sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và an toàn?
>>> Cách trị sổ mũi cho trẻ không cần thuốc, “siêu” hiệu quả ngay tại nhà
>>> “Tuyệt chiêu” của mẹ giúp bé 4 tháng tuổi thoát viêm phổi, hết ho, sổ mũi, chấm dứt tháng ngày đi viện triền miên
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp