“Trình độ văn hóa” là thông tin quan trọng ứng viên bắt buộc phải điền trong bản Sơ yếu lý lịch tự thuật của hồ sơ xin việc. Vậy trình độ văn hóa là gì? Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của eBH.
Trình độ văn hóa là trình độ giáo dục phổ thông
1. Trình độ văn hóa là gì?
Trình độ văn hóa là một khái niệm phức tạp và không có một định nghĩa cụ thể, thống nhất. Tuy nhiên, trong hồ sơ xin việc hay sơ yếu lý lịch, trình độ văn hóa thường được hiểu là trình độ giáo dục phổ thông, tức là cấp độ học tập theo các bậc học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
1.1 Có bao nhiêu loại trình độ văn hóa?
Trình độ văn hóa được chia thành các loại sau:
Mù chữ: Người không biết đọc, viết hoặc tính toán cơ bản.
Tiểu học: Người đã học xong lớp 5 hoặc tương đương.
Trung học cơ sở: Người đã học xong lớp 9 hoặc tương đương.
Trung học phổ thông: Người đã học xong lớp 12 hoặc tương đương.
Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch sẽ phụ thuộc vào hệ đào tạo phổ thông mà người lao động đã theo học.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Luật giáo dục năm 2019, các cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:
– Giáo dục mầm non: Gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
– Giáo dục phổ thông: Gồm giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
– Giáo dục nghề nghiệp: Đào tạo người lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề khác.
– Giáo dục đại học: Đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Xem thêm : Trúng gió do đâu và cách xử trí khi bị trúng gió?
Ngoài ra, theo hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch viên chức ban hành kèm Thông tư 07/2019/TT-BNV, việc khai trình độ giáo dục phổ thông được quy định như sau:
Trình độ giáo dục phổ thông: Ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ:
– Người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm: Ghi Lớp 10/10.
– Người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm: Ghi Lớp 12/12.
Như vậy có thể hiểu trình độ văn hóa trong bản sơ yếu lý lịch chính là trình độ giáo dục phổ thông.
1.2 Phân biệt giữa trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và trình độ học vấn
Trình độ văn hóa, trình độ chuyện môn và trình độ học vấn là những khái niệm có liên quan và đều xuất hiện trên tờ khai sơ yếu lý lịch tự thuật nhưng không hoàn toàn giống nhau cụ thể:
1) Trình độ văn hóa là được hiểu là trình độ giáo dục phổ thông, cũng là trình độ phát triển nhận thức về văn hóa, ứng xử tuân theo những chuẩn mực trong xã hội.
2) Trình độ chuyên môn là trình độ năng lực chuyên môn của một cá nhân. Năng lực chuyên môn có được thông qua quá trình học tập và thực hành trong các lĩnh vực chuyên ngành như cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, v.v…
3) Trình độ học vấn là trình độ hiểu biết và tri thức của một cá nhân. Hiểu biết và tri thức này có được thông qua quá trình học tập, lĩnh hội và tích lũy. Trình độ học vấn bao gồm cả trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.
1.3 Trình độ văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến việc xin việc?
Trình độ văn hóa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc xin việc của người lao động đi xin việc làm. Trình độ văn hóa có thể:
– Thể hiện năng lực chuyên môn của người lao động;
– Giúp ứng viên dễ dàng gây ấn tượng bởi trình độ văn hóa phù hợp xã hội hiện đại;
– Giúp nhà tuyển dụng tuyển chọn nhân sự đúng đắn, hợp lý;
– Chứa thông tin mang tính quyết định để nhà tuyển dụng nhận ra sự phù hợp của ứng viên đối với việc làm đang tuyển dụng;
Vì vậy, bạn nên viết trình độ văn hóa trong hồ sơ xin việc một cách chính xác và cẩn thận, theo các quy định và hướng dẫn của pháp luật và nhà tuyển dụng.
Cách ghi trình độ văn hóa trong tờ khai sơ yếu lý lịch tự thuật
2. Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch như thế nào?
Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch là một vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm khi đi xin việc. Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:
Trình độ văn hóa là trình độ giáo dục phổ thông, tức là cấp độ học tập theo các bậc học tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch phụ thuộc vào hệ đào tạo phổ thông mà bạn đã theo học.
– Nếu bạn học hệ 10 năm (người thuộc thế hệ 6x và 7x), bạn có thể ghi trình độ văn hóa của bản thân là 10/10 (nếu học hết lớp 10) hoặc 5/10 (nếu bạn mới chỉ học xong lớp 5).
– Nếu bạn học hệ 12 năm (người từ thế hệ 8x trở đi), bạn có thể ghi trình độ văn hóa của bản thân là 12/12 (nếu học hết lớp 12 và đã tốt nghiệp) hoặc số lớp đã học/12 (nếu chưa tốt nghiệp lớp 12 ví dụ 10/12 nếu bạn mới chỉ học hết lớp 10 và dừng lại việc học).
Trình độ văn hóa được ghi vào mục “Trình độ văn hóa” trong sơ yếu lý lịch.
Trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp… được ghi vào mục “Trình độ chuyên môn” trong sơ yếu lý lịch.
Hoặc bạn cũng có thể ghi cấp bậc hoàn thành và loại bằng cấp. Ví dụ: Tốt nghiệp Đại học Thăng Long, chuyên ngành Quản trị Marketing; Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, chuyên ngành Giáo dục Tiểu học; Tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội…
Cách ghi trình độ văn hóa và trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch hoặc CV xin việc có thể khác nhau tùy theo quyết định của cơ quan ban hành hoặc yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Trình độ ngoại ngữ: Ghi tên ngoại ngữ + Trình độ đào tạo (Ví dụ: Anh A, Pháp B, Nga C…) Trường hợp đã có bằng ngoại ngữ từ trình độ cử nhân trở lên thì ghi: Tên văn bằng + Tên ngoại ngữ (Cử nhân tiếng Pháp, Thạc sĩ Tiếng Anh…)
Ngành nghề đào tạo: bạn ghi rõ ngành nghề được đào tạo là gì. Ví dụ: Báo chí, Kỹ sư…
Trình độ tin học: Ghi trình độ tin học phù hợp đã được đào tạo. Ví dụ: Tin học văn phòng A.
Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch một cách chính xác và chuẩn mực.
Nguyệt Nga – EBH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp