Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?
Ngành Truyền thông đa phương tiện (Multimedia) là ngành học tích hợp kiến thức giữa ngành báo chí truyền thông và ứng dụng công nghệ vào sáng tạo, thiết kế và phát triển các sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện có kiến thức cơ bản về mỹ thuật và công nghệ thông tin, cùng kiến thức chuyên sâu và kỹ năng về báo chí, truyền thông, quảng cáo.
Điển hình như sinh viên sẽ được đào tạo sử dụng các phần mềm đồ họa, xây dựng đồ họa cho các phần mềm máy tính, sản phẩm công nghệ, kỹ xảo điện ảnh… đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp giải trí hiện đại. Tại UMT, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện còn được trang bị kiến thức để trở thành một công dân toàn cầu với khả năng sử dụng tiếng Anh, kỹ năng làm việc, giao tiếp, sáng tạo, quản lý, lãnh đạo… giúp các bạn có ưu thế vượt bậc để đạt được thành công lớn trong sự nghiệp.
Đối với trình độ đại học, ngành Truyền thông đa phương tiện tại UMT có 3 chuyên ngành hấp dẫn để sinh viên lựa chọn:
- Quan hệ công chúng
- Truyền thông số
- Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông
Học ngành Truyền thông đa phương tiện cần có những tố chất nào?
Xem thêm : Top 5 ngân hàng nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay
Ngành Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành học “hot” hiện nay với mức lương hấp dẫn. Vậy cần có những tố chất nào để phát triển lâu dài trong lĩnh vực này?
- Thứ nhất, bạn cần có khả năng viết lách để truyền tải tốt các thông tin trong hoạt động truyền thông. Ngoài ra, bạn cần có khả năng về mỹ thuật, năng khiếu về thẩm mỹ, yêu cái đẹp để thiết kế các ấn phẩm truyển thông. Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành có thiên hướng nghệ thuật, việc thành thạo các kỹ năng này ở một mức nhất định sẽ giúp bạn có cái nhìn nghệ thuật, biết chọn lọc, đánh giá tốt các tác phẩm truyền thông.
- Thứ hai, bạn cần có khả năng sáng tạo và nhạy bén với cái mới. Nhạy bén với cuộc sống xung quanh và có góc nhìn sáng tạo sẽ giúp bạn khai thác được nhiều đề tài, chủ đề để truyền thông gần gũi với độc giả và “trending” hơn.
- Thứ ba là khả năng ngoại ngữ tốt, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình. Việc có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt giúp bạn dễ dàng trao đổi ý tưởng, đưa ra quan điểm và ý kiến riêng trong môi trường cần sự phối hợp đội nhóm cao như ngành Truyền thông đa phương tiện. Khả năng ngoại ngữ tốt cũng góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các nước trên thế giới, mở rộng cơ hội phát triển của bạn.
Cuối cùng, bạn cần chăm chỉ, nhẫn nại trong công việc. Ngành Truyền thông đa phương tiện là một ngành phát triển nhanh chóng nhưng đi kèm với nó cũng là sự đào thải khốc liệt. Bạn cần chăm chỉ tìm tòi để học hỏi kỹ thuật nâng cao, tạo ra hiệu quả tối đa cho công việc.
Ngành Truyền thông đa phương tiện ra trường làm gì?
Ngành Truyền thông đa phương tiện có tính ứng dụng cao, linh hoạt với mọi điều kiện trong đời sống. Vì vậy, việc làm của ngành này cũng rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:
- Chuyên viên thiết kế ấn phẩm truyền thông, logo, hình ảnh của doanh nghiệp.
- Biên tập viên, phóng viên, quản lý nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách (tại tòa soạn báo, báo điện tử, nhà xuất bản).
- Chuyên viên truyền thông, content marketing cho doanh nghiệp, tổ chức.
- Chuyên gia tư vấn quảng cáo, TVC quảng cáo, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
- KOL, KOC, phát triển nội dung số trên các nền tảng truyền thông.
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, giáo dục về ngành Truyền thông đa phương tiện hoặc các ngành liên quan.
Cơ hội việc làm ngành Truyền thông đa phương tiện ra sao?
Xem thêm : VGM và những vấn đề cần lưu ý
Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông đa phương tiện vô cùng rộng mở khi sức ảnh hưởng của công nghệ với việc truyền thông quảng bá thương hiệu ngày một lớn. Các doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều bắt đầu có nhu cầu xây dựng hình ảnh thương hiệu trên các kênh online.
Hơn 70,3% dân số Việt Nam sử dụng Internet (68,17 triệu người) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau và chắc chắn con số này sẽ không dừng lại đây mà sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa. Điều này cho thấy, ngành Truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam có không gian phát triển to lớn. Cùng với sự thiếu hụt của các cơ sở đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện chuyên nghiệp, nhân lực không đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy các nhà tuyển dụng đều sẵn sàng đưa ra mức lương cao để chiêu mộ những chuyên gia truyền thông giỏi.
Có thể khẳng định rằng, ngành Truyền thông đa phương tiện là một mảnh đất màu mỡ, tiềm năng và có nhiều cơ hội không giới hạn cho các bạn trẻ năng động, sáng tạo.
Mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện
Ngành Truyền thông đa phương tiện có mức lương khá cao hiện nay, trung bình từ 8 – 25 triệu đồng/tháng, tùy năng lực và kinh nghiệm, vị trí của mỗi người. Cụ thể:
- Với vị trí làm việc là nhân viên chưa có hoặc kinh nghiệm làm việc không nhiều, mức lương của bạn dao động khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng.
- Khi đã có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, bạn có thể đạt được mức lương từ 10 – 15 triệu đồng/tháng.
- Với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc dày dặn, thâm niên trong nghề, mức lương ngành Truyền thông đa phương tiện có thể đạt từ 15 – 25 triệu đồng/tháng hoặc hơn với những cá nhân có năng lực.
Ngành Truyền thông đa phương tiện là một ngành xu hướng dành cho Gen Z lựa chọn. Mong rằng qua bài viết này, UMT đã góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Truyền thông đa phương tiện. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về câu chuyện chọn ngành, chọn trường phù hợp, hãy liên hệ UMT ngay để được giải đáp mọi thắc mắc nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp