Sự phát triển chiều cao ở bé trai và bé gái là khác nhau. Vậy độ tuổi phát triển chiều cao của nam nhanh nhất là giai đoạn nào? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Chiều cao trung bình ở nam giới là bao nhiêu?
Chiều cao ở bé trai trên thế giới không giống nhau. Theo nghiên cứu, chiều cao trung bình của nam giới trưởng thành Hoa Kỳ sẽ là 70.8 inch hoặc 5 feet 9 inch. Con số này được tính bằng cách trung bình cộng số đo chiều cao của một nhóm người nhất định. Điều này không có nghĩa là những người cao hơn hay thấp hơn so với chiều cao trung bình này là bất thường, bởi lẽ mỗi cá nhân đều là một cá thể khác biệt.
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, bé trai thường đạt chiều cao dưới 54.5inch, tương đương với 138.5cm. Dưới đây là bảng thống kê chiều cao trung bình theo tuổi của các bé trai:
Độ tuổi phát triển chiều cao của nam
Theo các nghiên cứu, độ tuổi phát triển chiều cao của nam ở giai đoạn dậy thì là nhanh nhất. Có những bé dậy thì sớm khi mới 9 tuổi, cũng có bé dậy thì muộn ở tuổi 15. Nhưng nhìn chung, chiều cao của bé trai phát triển vượt trội nhất ở độ tuổi 12 – 15. Giai đoạn dậy thì ở nam có thể kéo dài từ 2 – 5 năm. Tuổi dậy thì càng kéo dài điều đó không có nghĩa chiều cao của trẻ phát triển tốt hơn nhóm trẻ có thời gian dậy thì ít hơn.
Xem thêm : Từ ghép đẳng lập:
Trong giai đoạn này, lượng hormone tăng trưởng mà cơ thể sản xuất ra có xu hướng tăng mạnh. Hormone tăng trưởng được sản xuất bởi tuyến yên, có tác dụng kích thích sự phát triển của xương và cơ thể. Ngoài ra, tuổi dậy thì cũng là thời điểm mà trẻ bắt đầu có sự thay đổi về cơ thể, bao gồm sự phát triển cơ, tế bào, xương và các cơ quan nội tạng. Điều này cũng góp phần vào việc tăng chiều cao nhanh chóng ở tuổi dậy thì.
Trung bình, một bé trai có thể tăng chiều cao từ 5 – 10cm mỗi năm sau khi bắt đầu dậy thì. Tuy nhiên, mức độ tăng chiều cao của bé còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền, dinh dưỡng và chế độ luyện tập.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ
Gen di truyền quyết định tới chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, các yếu tố khác như chế độ ăn, tập luyện, ngủ nghỉ cũng đóng vai trò quan trọng đối với tốc độ phát triển chiều cao ở nam giới. Cụ thể như sau:
Di truyền
Yếu tố di truyền quyết định tới 80% chiều cao của trẻ, 20% còn lại bởi các yếu tố khác. Dự đoán chiều cao ở tuổi trưởng thành ở bé trai được tính bằng công thức sau:
(Chiều cao của mẹ + chiều cao của bố)/2 + 6cm
Ví dụ: Nếu mẹ cao 1m62, bố cao 1m80, thì dự đoán bé trai sẽ cao khoảng 1m78. Mặc dù vậy, đây cũng chỉ là một phép tính mang tính tương đối.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng thứ 2 ảnh hướng tới chiều cao của trẻ, sếp sau di truyền. Khẩu phần ăn thiếu hụt protein, đặc biệt là vitamin A, vitamin D, canxi, khoáng chất là nguyên nhân chính gây hạn chế phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Vì vậy, một đứa trẻ được chăm sóc tốt sẽ có cơ hội bứt phá chiều cao trong giai đoạn dậy thì này.
Giấc ngủ
Ngủ là khoảng thời gian cơ thể sản xuất các hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp. Đây là 2 loại hormone quan trọng cho sự phát triển của xương. Vì vậy, trẻ thiếu ngủ có thể dẫn đến thấp còi. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Thuốc men
Một số loại thuốc kích thích được dùng trong điều trị rối loạn ADHD được cho là có thể gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều bằng chứng để chứng minh điều này.
Tình trạng sức khỏe
Các bệnh mãn tính hoặc di truyền có nguy cơ làm hạn chế chiều cao của trẻ bao gồm:
- Hội chứng Turner
- Bệnh tuyến giáp
- Loạn sản sụn xương
- Hội chứng Russell Silver
- Hội chứng Down
- Bệnh về xương
Làm thế nào để đảm bảo sự tăng trưởng tốt cho bé trai?
Nhìn chung, mỗi trẻ đều có chiều cao tiềm năng tối đa. Tuy nhiên, chúng sẽ không đạt được mức tăng nếu thường xuyên sử dụng các thực phẩm không lành mạnh hoặc uống thuốc bừa bãi không có sự chỉ định từ bác sĩ. Để đảm bảo tăng trưởng tốt cho các bé trai, ba mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cung cấp chế độ ăn uống cân đối, bao gồm đủ lượng protein, canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và xương của trẻ
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, cầu lông, bơi lội, đạp xe,…
- Ba mẹ nên cho trẻ đi ngủ trước 9 giờ tối và thức dậy sau 7 giờ sáng. Bởi đây là thời điểm cơ thể giải phóng ra lượng hormone tăng trưởng nhiều nhất, gấp 5 – 7 lần vào ban ngày
- Tạo môi trường sống lành mạnh, an toàn để bé phát triển toàn diện
- Ba mẹ cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo chương trình Tiêm chủng của quốc gia để con được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm
- Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm giúp bé tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc,… nhờ đó trẻ có điều kiện lớn nhanh hơn
Trên đây là giải đáp độ tuổi phát triển chiều cao của nam. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp