1. Nước lọc giúp mát gan – bổ thận
Trong cơ thể chúng ta có đến hơn 70% là nước. Điều này cũng cho thấy được tầm quan trọng của nước với việc duy trì sức khỏe hàng ngày. Nếu không có đủ lượng nước cần thiết, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, dễ căng thẳng, lo âu,… Theo các chuyên gia, tỷ lệ mắc các bệnh lý về thận có thể gia tăng nếu chúng ta không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Nước lọc có công dụng thanh nhiệt và giúp giải độc cho cơ thể
Nước lọc sẽ làm loãng muối cùng với những loại khoáng chất ở bên trong nước tiểu. Nhờ đó, nguy cơ sỏi thận được hình thành cũng sẽ thấp hơn. Tùy vào nhu cầu của cơ thể mà bạn có thể bổ sung nguồn nước sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là lượng nước mà các chuyên gia khuyến cáo cho từng đối tượng cụ thể:
Dưới 6 tháng tuổi: Bé chỉ cần được uống sữa mẹ đầy đủ.
Khoảng 6 – 12 tháng tuổi: Bé nên được uống khoảng 200ml đến 300ml nước/ngày.
Từ 1 tuổi (nặng khoảng 4,5 – 13,6kg): Bổ sung khoảng 425 – 992ml/ngày.
Trẻ nặng từ 11 – 20kg: Lượng nước cần bổ sung khoảng 1.000ml + 50ml/mỗi 10kg cân nặng.
Trẻ trên 21kg: Cần bổ sung 500ml + 20ml nước cho mỗi 20kg.
Người trưởng thành 19 – 55 tuổi có các hoạt động bình thường: 35ml x tổng cân nặng của cơ thể.
Người từ 55 tuổi: 30ml x tổng cân nặng của cơ thể.
Bạn nên duy trì uống nước đều đặn trong ngày thay vì chờ đến lúc khát mới uống. Việc uống nước dồn trong 1 lần cũng không tốt cho sức khỏe. Bạn cũng không nên uống quá nhiều nước trước hoặc sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ để tránh tác động không tốt đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
2. Danh sách các loại đồ uống mát gan bổ thận từ tự nhiên
Thực tế, chúng ta có thể chế biến rất nhiều loại đồ uống mát gan, bổ thận khác nhau sử dụng nguyên liệu từ tự nhiên. Có thể kể đến như:
Trà xanh
Từ rất lâu trước đây, trà xanh được biết đến là một loại thức uống thanh nhiệt, giải độc rất tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang không biết uống gì mát gan bổ thận thì có thể sử dụng trà xanh hàng ngày.
Trong lá trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ mệt mỏi, giảm căng thẳng, mát da và đào thải các độc tố có hại ra ngoài. Duy trì thói quen này, làn da của bạn sẽ ngày càng sáng hơn và căng tràn sức sống.
Nước trà xanh có khả năng đào thải độc tố rất tốt
Xem thêm : Giá trị kinh tế của sông ngòi châu á
Ngoài ra, uống trà xanh mỗi ngày còn giúp cơ thể phòng ngừa được một vài loại bệnh lý như: chứng nóng gan, xơ gan, hạn chế tình trạng gan nhiễm vỡ, phòng xơ vữa động mạch hay ngăn ngừa ung thư,… Để làm nước trà xanh uống hàng ngày, bạn có thể áp dụng công thức đơn giản sau:
Nguyên liệu gồm có: 50 – 100g trà xanh
Lá trà xanh mang đi rửa với nước sạch và để cho ráo bớt nước.
Vò nát lá trà để khi hãm nước trà tăng thêm hương vị thơm ngon.
Cho trà vào trong bình rồi chế thêm nước sôi vào, lược bỏ phần nước đầu đi.
Cho vào trong bình khoảng 200 – 300ml nước sôi và để hãm trà trong khoảng 3 – 5 phút là có thể sử dụng.
3. Nước rau má
Một loại nước có công dụng mát gan – bổ thận tiếp theo mà bạn có thể sử dụng chính là rau má. Trong nghiên cứu y học cổ truyền, rau má có tính mát, hơi đắng và không có độc. Nước rau má có khả năng làm mát cơ thể, giúp giải độc, chống viêm, đồng thời hỗ trợ rất tốt cho việc phòng ngừa những bệnh lý liên quan đến tim mạch, mụn nhọt, sốt,… Tất nhiên, rau má cũng là một thức uống có công dụng làm mát gan và rất có lợi cho thận.
Uống gì mát gan bổ thận: Nước rau má mang đến những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
Công thức làm nước rau má khá đơn giản như sau:
Rau má rửa sạch với nước rồi mang đi ngâm trong nước muối loãng.
Cho rau má và nước vào máy xay nhuyễn.
Lọc lấy phần nước và bỏ bã.
Bạn có thể cho vào thêm một chút đường để dễ uống hơn.
Lưu ý: Tùy thuộc vào số lượng rau má cũng như mức độ đặc loãng mà bạn mong muốn để chế nước thêm cho phù hợp. Bạn không nên uống nước rau má trong một thời gian dài. Theo đó, bạn chỉ nên uống khoảng từ 2 đến 3 ly rau má mỗi tuần và không nên uống liên tục trong 30 ngày.
4. Nước đậu đen
Uống gì mát gan bổ thận? Chắc chắn bạn không thể bỏ qua được sự thơm ngon của nước đậu đen cùng những công dụng đặc biệt đối với sức khỏe. Trong Đông y, đậu đen là nguyên liệu ngọt, tính bình, có khả năng giải độc, khứ phong lợi thủy, làm sáng mắt,… rất hiệu quả.
Nước đậu đen tốt cho gan và có lợi cho thận
Ngoài ra, đậu đen còn có nhiều dưỡng chất vitamin A, B, C, muối khoáng, glucid,… Bên cạnh đó, trong đậu đen còn có cả các acid amin tốt cho cơ thể như lysin, methionin, leucin,… Với nhiều dưỡng chất đặc biệt trên, đậu đen được xem như một loại dược liệu chữa bệnh lành tính, rất tốt với những người có gan yếu, hư thận, bị liệt dương, hoa mắt,…
Bạn có thể uống nước đậu đen hàng ngày để làm mát gan, bổ thận, giải nhiệt cho cơ thể. Công thức làm nước đậu đen cũng khá đơn giản như sau:
Chuẩn bị khoảng 20 – 40g đậu đen rửa sạch rồi cho vào nồi cùng với nước để ninh nhừ (nếu bạn thích vị ngọt thì có thể cho thêm một ít đường).
Bạn có thể ăn cả nước lẫn cái.
Sử dụng nước đậu đen để uống hàng ngày, giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe.
5. Nước Atiso
Từ xa xưa, atiso đã được xem như một loại thảo dược Đông y với công dụng làm mát gan, cải thiện các chức năng thận, kháng viêm, làm giảm cholesterol và lợi tiểu. Bên cạnh đó, atiso còn là một nguyên liệu được bào chế trong nhiều bài thuốc chuyên trị các bệnh lý liên quan đến gan và thận.
Nước atiso có nhiều dưỡng chất tốt, giúp lọc sạch các độc tố tích tụ trong gan
Trong bông atiso có chứa rất nhiều các khoáng chất cùng các loại vitamin tốt cho cơ thể như Fe, Mn, vitamin A – B – C, omega 3, omega 6,… Với hàm lượng dưỡng chất cao nên atiso luôn được xem như một loại “thần dược” rất tốt cho cơ thể. Đối với sức khỏe của gan thì atiso chính là một “liều thuốc” hoàn hảo để loại bỏ những độc tố tích tụ ở trong gan.
Để nấu nước sâm atiso, bạn cần chuẩn bị khoảng 5 bông atiso cùng với 1 bó lá dứa, 3 lít nước và 2 viên đường phèn. Cách làm đơn giản như sau:
Bạn cắt bỏ phần cuống của hoa atiso rồi rửa sạch và cho ngâm với nước muối loãng nhằm mục đích loại bỏ các bụi bẩn, lông tơ trên hoa.
Lá dứa tươi cũng mang đi rửa sạch và cuộn lại thành một bó nhỏ.
Bạn cho atiso đã được sơ chế cùng với lá dứa vào nồi, cho thêm 3l nước và đun sôi trong khoảng 30 phút.
Sau đó, bạn tắt bếp và đậy vung lại để ủ tiếp trong 6 tiếng.
Cho đường phèn vào nồi và đun sôi lại cho đến khi đường tan hoàn toàn.
Cuối cùng, bạn chắt lấy phần nước uống (có thể cho thêm vài viên đá để uống vào những ngày hè).
Những gợi ý về chủ đề uống gì mát gan bổ thận ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên hỏi thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nếu đang trong quá trình điều trị bất cứ loại bệnh lý nào để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp