1. Thành phần dinh dưỡng hạt mè đen
Trong 2 thìa canh hạt mè đen có chứa các thành phần dinh dưỡng gồm: chất béo bão hòa 15%, chất béo không bão hòa 41%, chất béo không bão hòa đơn 39%, 100kcal, 3g đạm, 2g chất xơ, 18% canxi, 16% magie, 11% phốt pho, 83% đồng, 22% mangan, 15% sắt, 9% kẽm.
So sánh thành phần dinh dưỡng giữa hạt mè đen và hạt mè trắng
2. Công dụng sức khỏe của hạt mè đen
2.1. Cung cấp chất xơ và tốt cho tiêu hóa
Trong khoảng 30g hạt mè đen chưa tách vỏ chứa 3.5g chất xơ (chiếm 12% tổng lượng tiêu thụ chất xơ hàng ngày của cơ thể). Vì thế đây là thực phẩm tốt đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Không những thế, chất xơ có trong hạt mè đen còn tốt cho việc phòng ngừa một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch chuyển hóa, tiểu đường type 2 và béo phì.
Vậy hàm lượng chất xơ lớn đó giúp mè đen có tác dụng gì với phòng ngừa táo bón? Hàm lượng chất xơ này sẽ giảm bớt triệu chứng ở đường tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột thừa, bệnh trĩ và các rối loạn tiêu hóa gây nên.
2.2. Nguồn chất béo lành mạnh
Hạt mè đen chứa nguồn chất béo lành mạnh mà cơ thể cần để sản xuất năng lượng duy trì và nhiều quá trình sinh lý và sinh học liên quan tới hệ cơ, tim, hệ thần kinh và tế bào máu. Đây cũng là thành phần cần cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng hòa tan bên trong chất béo để cách nhiệt cho cơ thể.
Trong 2 thìa canh hạt mè đen có tới 50 – 60% hàm lượng chất béo chất lượng cao trong hạt mè đen rất giàu axit béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn. Sự thay thế của chất béo không bão hòa cho chất béo bão hòa sẽ làm giảm cholesterol xấu để giảm nguy cơ mắc bệnh tim cho cơ thể.
2.3. Tăng sức khỏe hệ xương
Canxi trong hạt mè đen là thành phần không thể thiếu với sự chắc khỏe của hệ xương. Không những thế, loại hạt này còn giàu các loại khoáng chất khác như phốt pho, magiê, sắt, đồng, kẽm,… duy trì mật độ xương.
Trên phương diện này, mè đen có tác dụng gì thì chính là các khoáng chất có trong hạt mè đen đều cần cho độ cứng và chắc của xương, răng. Nếu thiếu hụt canxi có thể tăng nguy cơ loãng và gãy xương. Khoáng chất kẽm, sắt, đồng trong hạt mè đen tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, cung cấp cơ sở hạ tầng để liên kết xương.
2.4. Chăm sóc làn da
Kẽm là trong hạt mè đen là thành phần quan trọng để hình thành collagen tăng cường mô cơ, da và tóc. Vitamin E trong dầu mè còn làm giảm sự xuất hiện của dấu hiệu lão hóa da. Vì thế, ở phương diện này, để trả lời câu hỏi mè đen có tác dụng gì thì đây chính là nguyên liệu chăm sóc làn da hiệu quả.
Dầu mè đen có thể cải thiện lão hóa da
2.5. Chứa chất chống oxy hóa
Nhóm các hợp chất phenylpropanoid có trong mè đen, nhất là các lignans gồm hai thành phần sesamin và sesamolin chính là chất chống oxy hóa ngăn ngừa bệnh tật cho cơ thể vì chúng có khả năng chống lại gốc tự do có hại.
Xem thêm : Cà phê Trung Nguyên loại nào ngon nhất
Các lignans trong hạt mè đen giúp chống lại tình trạng stress oxy hóa – phản ứng hóa học gây hỏng tế bào và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý mãn tính. Không những thế, một dạng vitamin E trong mè đen được gọi là gamma-tocopherol còn là chất chống oxy hóa chống lại bệnh tim hiệu quả
2.6. Cải thiện mái tóc
Hàm lượng polyphenol thực vật trong hạt mè đen rất tốt cho sức khỏe của mái tóc. Để thúc đẩy tóc phát triển và giảm bạc sớm có thể dùng dầu mè đen xoa bóp da đầu. Ngoài ra, axit amin cùng chất chống oxy hóa trong loại dầu này còn khiến cho tóc bị xỉn màu được trả lại độ bóng như xưa.
2.7. Cải thiện sức khỏe tuyến giáp
Mè đen là nguồn cung cấp selen dồi dào, có đến 18% hàm lượng này ở cả hạt không vỏ và có vỏ mè đen. So với các cơ quan trong cơ thể thì tuyến giáp chứa nồng độ selen cao nhất – khoáng chất có vai trò quan trọng đối với tạo ra các hormon của tuyến giáp. Không những thế, mè đen còn cung cấp kẽm, đồng, sắt và vitamin B6 hỗ trợ thúc đẩy sản xuất hormone tuyến giáp và tăng cường sức khỏe cho tuyến này.
3. Cách sử dụng mè đen đúng và hiệu quả
Nếu đã biết mè đen có tác dụng gì và muốn phát huy hết công dụng của nó thì trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý:
Ngoài tìm hiểu mè đen có tác dụng gì bạn cũng cần biết cách dùng loại hạt này sao cho hiệu quả
– Đối với công dụng cải thiện vóc dáng và làn da: nên dùng nước mè rang uống buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
– Đối với công dụng giảm cân: nên uống riêng nước mè đen hoặc pha nước mè đen cùng sữa tươi không đường.
– Hàm lượng sử dụng mè đen hàng ngày tốt nhất chỉ cần duy trì khoảng 15 – 20g là được.
– Nên rang mè chín rồi mới dùng để có mùi thơm, vị bùi hơn và dễ tiêu hoá.
– Chống chỉ định mè đen với các trường hợp:
+ Bị viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối, đông máu,…
+ Riêng người bị sỏi thận cần hạn chế dùng mè đen để tránh lắng đọng sỏi vì trong mè đen có nhiều khoáng chất..
Xem thêm : 5 công thức nấu cháo tôm khoai lang “bé nào cũng mê tít”
+ Người bị béo phì hoặc đang ở chế độ giảm cân nên hạn chế ăn mè đen vì hàm lượng calo trong loại hạt này cao.
– Nếu phát hiện các biểu hiện dị ứng sau khi dùng mè đen như sau thì cần dừng ngay để đến bệnh viện cấp cứu:
+ Mặt đỏ, phát ban.
+ Ngứa, nổi mề đay.
+ Cổ họng sưng đến mức khó nuốt, khó thở.
+ Bị sưng lưỡi, môi, mặt hoặc mắt.
+ Bồn chồn, ngất, lo lắng.
+ Nôn.
+ Tiêu chảy.
+ Chuột rút.
+ Mất ý thức.
+ Huyết áp giảm.
+ Đau bụng.
Mong rằng sau nội dung chia sẻ trên đây bạn sẽ hiểu được mè đen có tác dụng gì, biết cách sử dụng loại hạt này một cách hữu ích để tăng cường sức khỏe cho chính mình và người thân. Nếu gặp bất cứ bất thường nào trong quá trình sử dụng hạt mè đen như đã nói ở trên, hãy nhớ đừng cố gắng tìm cách tự xử lý mà hãy đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khắc phục an toàn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp