1. Đặc điểm sinh học cây nhọ nồi
Nhọ nồi còn được biết đến với các tên gọi như: hạ liên thảo, cỏ mực; là cây họ cúc, có nhiều nhánh ở thân, mọc thẳng hoặc đối, có lông. Loài cây này thường mọc ở nơi có điều kiện thoát nước kém, bùn lầy, mương, sông,…
- 100g bột ca cao bao nhiêu calo? Uống bột ca cao có giảm cân không? Cách uống bột ca cao giảm cân hiệu quả nhất
- Nếu tôi có thai, tôi có thể tổ chức lễ cưới được không?
- Bị nợ xấu có thể vay 30 triệu tiền mặt được không? Vay ở đâu?
- CÁCH TÍNH ĐỘ CẬN VÀ NHỮNG PHẦN MỀM ĐO THỊ LỰC TIN CẬY
- Visa C3-91 hàn quốc là gì? Những lưu ý khi xin visa C3 91 Hàn
Hoa nhọ nồi nhỏ, màu trắng, thường mọc ở đầu cành
Lá cây nhọ nồi tương đối nhỏ, rộng 1 – 3cm, dài 2 – 10cm, thô ráp, mọc đối, hình trứng thuôn hoặc hình mác. Đỉnh lá thường nhọn, hơi có răng cưa ở mép lá, hầu như không có cuống. Mặt phía dưới lá đôi khi phủ lớp lông tơ mịn, nổi rõ gân.
Hoa cây nhọ nồi màu trắng, hình ống, không có cuống, đường kính khoảng 1cm, dài 1.5 – 2mm. Nhị hoa dạng sợi xếp rời, bao phấn tạo thành ống bao lấy nhụy. Quả nhọ nồi màu đen hoặc nâu nhạt, rộng 0.9mm, dài 2 – 3mm. Đỉnh quả có lông ngắn màu trắng.
2. Cây nhọ nồi có tác dụng gì cho sức khỏe?
2.1. Tốt cho chức năng gan
Y học cổ truyền Ấn Độ đã ghi nhận những công dụng của cây cỏ mực đối với gan dựa trên sự có mặt của hàm lượng flavonoid cao cùng nhiều hoạt chất sinh học khác, nhất là wedelolactone giúp tăng cường chức năng gan, điều trị vàng da do viêm gan.
Đã có nghiên cứu trên chuột cho thấy chức năng gan được bảo vệ tốt khi dùng nhọ nồi. Những con chuột này đã được tiêm chất độc CCl4 cho gan và uống dịch chiết từ cây nhọ nồi. Kết quả thu được là nhóm chuột không dùng dịch chiết nhọ nồi có tỷ lệ tử vong 77% còn nhóm dùng dịch chiết tỷ lệ này chỉ 22%.
Năm 2015, nghiên cứu từ thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy dịch chiết ethanol trong cây nhọ nồi làm tăng trọng lượng gan, cải thiện hoạt động của các enzyme chống oxy hóa có trong gan. Trên phương diện này, cây nhọ nồi có tác dụng gì đó là khả năng tái tạo tế bào và bảo vệ gan trước độc tính của bia rượu, thực phẩm.
Cây nhọ nồi có thể dùng để điều trị một số bệnh lý về gan
2.2. Kháng khuẩn
Y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á đã dùng cây nhọ nồi để chữa tưa lưỡi ở trẻ em, chữa mụn đầu đinh, viêm đường tiết niệu. Năm 2011, đã có nghiên cứu khoa học về tác dụng kháng khuẩn của cây nhọ nồi và nhận ra rằng nó có thể chống lại 9 loại vi khuẩn như: E.coli, tụ cầu khuẩn vàng,…
2.3. Giảm đau
Các bài thuốc y học cổ truyền Ấn Độ dùng cây nhọ nồi để chữa đau lưng, viêm nha chu, làm lành vết thương,… Cũng đã có thí nghiệm giảm đau tiến hành trên chuột và thấy rằng cây nhọ nồi cho hiệu quả giảm đau tương đương với thuốc aspirin, codein.
Để giải thích cây nhọ nồi có tác dụng gì trong việc giảm đau có thể hiểu như sau: alkaloid và ethanol trong cây nhọ nồi mang lại hiệu quả giảm đau. Vì thế, trong một số trường hợp bị suy thận, suy gan, bệnh dạ dày tá tràng,… có thể dùng cây nhọ nồi thay cho dùng thuốc giảm đau.
2.4. Chữa rối loạn tiêu hóa
Y học cổ truyền Ấn Độ có bài thuốc ăn cây nhọ nồi tươi để chữa bệnh khó chịu ở dạ dày. Dược liệu này cũng được dùng để chữa khó tiêu, táo bón, đem lại sự cân bằng cho hệ tiêu hóa.
Cũng đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất đóng vai trò trung hòa axit dạ dày, cải thiện triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày hành tá tràng như nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua,…
Giải thích cây nhọ nồi có tác dụng gì với hệ tiêu hóa có thể căn cứ trên các hoạt chất mà dược liệu này sở hữu:
– Tanin: tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước sự tấn công của vi khuẩn và axit dịch vị.
– Vitamin K: làm liền nhanh vết loét dạ dày, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết và cải thiện cơn đau dạ dày.
– Flavonozit và Carotene: trung hòa để làm giảm các triệu chứng dư axit dạ dày như: nóng rát thượng vị, ợ chua, viêm loét dạ dày,…
2.5. Chữa viêm đường hô hấp
Thành phần kháng viêm, tan đờm trong cây nhọ nồi có thể hỗ trợ điều trị cảm lạnh gây ho, nhiễm trùng đường hô hấp và bệnh cúm. Tuy nhiên, hiệu quả chữa trị viêm đường hô hấp của cây nhọ nồi chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa suy hô hấp hay khó thở.
Việc điều trị viêm đường hô hấp bằng cây nhọ nồi nếu sau 2 tuần không cải thiện thì cần đến khám để được điều trị tích cực từ bác sĩ chuyên khoa.
Các triệu chứng viêm đường hô hấp có thể cải thiện khi dùng cây nhọ nồi để chữa bệnh
2.6. Chữa nhiễm trùng bàng quang
Hầu hết các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli. Cây nhọ nồi có thể tiêu diệt vi khuẩn này, giúp kháng viêm, cầm máu, lợi tiểu, giảm đau nên có thể dùng để chữa bệnh nhiễm trùng bàng quang.
2.7. Chống ung thư
Năm 2011, một nghiên cứu ở Ấn Độ đã chỉ ra rằng cây nhọ nồi có thể ngăn chặn và tiêu diệt sự sinh sản của tế bào ung thư, nhất là ung thư gan. Cũng đã có tài liệu cho thấy cây nhọ nồi có hoạt chất gây mất kết nối phân đoạn DNA để loại bỏ tế bào ung thư, giảm thiểu tác động tiêu cực của tế bào ung thư đến các tế bào lành tính.
2.8. Cầm máu
Y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam có bài thuốc chữa các chứng bệnh xuất huyết như: tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu, chảy máu cam, rong huyết, băng huyết sau sinh, ho ra máu. Căn cứ cho bài thuốc này chính là khả năng cầm máu của cây nhọ nồi.
3. Lưu ý khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi
Để quá trình sử dụng bài thuốc chữa bệnh từ cây nhọ nồi mang lại hiệu quả thì người bệnh nên chú ý:
– Sử dụng liều lượng thuốc phù hợp với từng bài thuốc.
– Không sắc thuốc bằng vật dụng được làm từ chất liệu kim loại, tốt nhất nên dùng nồi sứ, nồi đất.
– Hoạt chất có trong cây nhọ nồi có thể tương tác với một số loại thuốc Tây nên cần thận trọng khi sử dụng.
Nhìn chung, muốn dùng dược liệu cây nhọ nồi chữa đúng bệnh, không xảy ra tương tác thuốc và đạt được hiệu quả cao, người bệnh nên thăm khám bởi thầy thuốc y học cổ truyền có chuyên môn để được chỉ định cách dùng, liều lượng và thời gian điều trị phù hợp.
Để đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 1900 56 56 56.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp