1. Rau má có những đặc điểm như thế nào?
Tên khoa học của rau má là Centella asiatica. Bên cạnh đó, loại rau này còn có tên gọi khác là tích tuyết thảo hay liên tiền thảo. Loại rau này thường mọc ở những nơi ẩm ướt, bờ mương, thung lũng,… Loại rau này có một số đặc điểm như sau:
- Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 1 (Kết nối tri thức): Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí
- Rụng tóc do thức khuya: nguyên nhân – cách cải thiện
- Arbutin là gì? Chỉ rõ arbutin có tác dụng gì với làn da
- Hướng dẫn tự điều chỉnh độ rộng, độ cao của ô trong Excel đơn giản, nhanh chóng
- Đeo vòng phong thủy bao nhiêu hạt là chuẩn xác nhất?
Rau má là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam
– Phần rễ cây có màu trắng kem và có lớp lông tơ bao quanh rễ. Ngoài rễ chùm ở gốc, cây rau má còn có các rễ đốt mọc ở đốt thân.
– Đây là loại thân bò, nhẵn, có màu xanh lục hoặc màu ảnh đỏ.
– Lá rau má có màu xanh, hình thận, đỉnh lá tròn, cuống lá dài, có gân dạng lưới,
– Hoa rau má có màu trắng hoặc phớt đỏ.
– Quả rau má có hình mắt lưới dày đặc.
2. Một số tác dụng của rau má
Rau má là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và có tác dụng như một vị thuốc, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Người ta có thể dùng rau má để ăn sống, hoặc chế biến theo rất nhiều cách khác nhau như luộc, xào, nấu canh, dùng làm nước ép,…
Trong Y Học Cổ Truyền, đây là một loại thảo dược có thể sử dụng để làm thuốc điều trị những trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hay do một số loại ký sinh trùng, chẳng hạn một số bệnh cụ thể như sau:
+ Nhiễm trùng đường tiết niệu.
+ Bệnh tả, phong, lỵ.
+ Bệnh zona.
+ Bệnh giang mai
+ Bệnh cúm.
+ Lao.
+ Bệnh sán máng.
Rau má giúp giảm mụn
Rau má cũng có thể được sử dụng để điều trị một số bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn tâm thần. Những thành phần dưỡng chất trong rau má còn giúp cải thiện trí nhớ rất tốt nên có thể phòng ngừa và điều trị bệnh Alzheimer.
Bên cạnh đó, rau má cũng được cho là một loại dược liệu có công dụng hiệu quả trong việc chữa lành vết thương, giúp lưu thông máu, cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
Theo dân gian, loại thảo dược này còn có tác dụng trị say nắng, đau dạ dày, viêm amidan, vàng da, viêm gan, viêm màng phổi, lupus đỏ hệ thống, động kinh,…
Trong y học Ấn Độ, rau má được sử dụng để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể và là một loại thuốc lợi tiểu hiệu quả.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng, rau má có tác dụng chữa viêm loét dạ dày rất hiệu quả, giúp những tổn thương nhanh lành hơn.
Theo các chuyên gia, rau má có chứa lượng lớn saponin – có tính kháng khuẩn và chống viêm da cũng như chữa lành da rất hiệu quả. Vì thế mà rau má có thể tái tạo vùng da bị tổn thương rất hiệu quả, tránh để lại sẹo ngay từ giai đoạn kết da non. Do đó, nhiều người sử dụng rau má thoa lên da để vùng da tổn thương mau lành và tránh để lại sẹo.
Bên cạnh đó, trong rau má còn có chứa các axit amin, axit béo beta carotene và chất phytochemical,… Đây là những dưỡng chất có thể giúp da săn chắc, làm chậm nguy cơ lão hóa và bảo vệ da hiệu quả. Đó cũng chính là do vì sao rau má rất phổ biến trong các công thức làm đẹp da của chị em.
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau má
– Để chữa mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa,… Dùng 30 đến 100g rau má tươi rửa sạch, sau đó xay nhuyễn hoặc giã lấy nước uống hàng ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp sử dụng cùng với rau sam hay rau kinh giới.
– Vàng da do thấp nhiệt: Dùng khoảng 30 đến 40g rau má kết hợp với 30g đường phèn. Sau đó sắc lấy nước uống.
– Chữa đi ngoài ra máu: Cần chuẩn bị một nắm ích mẫu thảo và một nắm rau má, sau đó đem đi rửa sạch và giã nát hoặc xay lấy nước uống.
Xem thêm : Nghĩa nhà tình thương bằng tiếng anh
Nước ép rau má thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe
– Để điều trị bệnh sởi: Dùng khoảng 30 đến 60g rau má tươi. Sau đó rửa sạch, dùng để sắc uống. Có thể kết hợp với rau rệu để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Điều trị tiêu chảy: Dùng khoảng 30g rau má sắc với nước gạo.
– Táo bón: Sử dụng 30g rau má tươi giã nát. Phần bã dùng để đắp lên rốn và phần nước dùng để uống.
– Áp-xe vú: Những trường hợp ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng cách dùng rau má và vỏ quả cau để sắc lấy thuốc uống. Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm với một chút rượu trắng để tăng hiệu quả điều trị.
– Những trường hợp bị đau bụng hành kinh: Có thể dùng rau má khô tán thành bột. Mỗi ngày sử dụng khoảng 30g.
4. Lưu ý khi dùng rau má
Rau má rất tốt cho sức khỏe nhưng cần sử dụng đúng cách thì mới có được hiệu quả tốt nhất. Ngược lại, việc sử dụng sai cách có thể gây ra một số hậu quả không đáng có. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:
– Những người không nên uống rau má: Loại rau này thường rất lành tính nhưng không phải phù hợp với tất cả mọi người. Những trường hợp không nên sử dụng rau má bao gồm bà bầu, phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mong muốn có thai, người mắc bệnh gan, người mắc bệnh tiểu đường, người đang dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm,…
– Tuy rau má rất lành tính nhưng không nên lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 30 đến 40g rau má. Đặc biệt, không nên dùng trong thời gian dài. Nếu như không có chỉ định của bác sĩ thì không nên dùng rau má trong khoảng 6 tuần liên tiếp.
Không nên dùng rau má khi đang sử dụng thuốc
– Mỗi đối tượng với tình trạng bệnh lý khác nhau, độ tuổi khác nhau sẽ phù hợp với liều dùng khác nhau. Do đó trước khi dùng rau má, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Không nên uống rau má để thay thế nước lọc.
– Không nên uống rau má khi dùng thuốc tây.
Để tìm hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của rau má và những vấn đề sức khỏe hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp