Câu 13
Câu 13.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 13 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
1, Văn hoá Sa Huỳnh
Giới thiệu: Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Đồng Nai tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam thời kỳ đồ sắt
Xem thêm : Gợi ý 5 món quà cho người già nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng
Năm phát hiện: Sa Huỳnh được nhà khảo cổ người Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc).
Niên đại: Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ 1, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt.
Phân bố: Trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Chủ nhân: Chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh có nền kinh tế đa thành phần, gồm trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á và xa hơn, với Trung Quốc và Ấn Độ.
Đặc trưng công cụ và kỹ thuật: dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng…
2, Văn hoá Óc Eo
Giới thiệu: Văn hóa Óc Eo là nền văn hóa bản địa gắn liền với sự tồn tại của Phù Nam – một vương quốc hùng mạnh tại Đông Nam Á trong những thế kỷ đầu Công nguyên. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông và có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á cổ đại.
Năm phát hiện: được tìm thấy đầu tiên những di chỉ quan trọng của nền văn minh này vào năm 1944 ở thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Xem thêm : Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và cách bảo vệ sức khỏeĐể lại bình luận
Niên đại: từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên.
Phân bố:
Phạm vi phân bố của nền văn hóa này trải rộng không chỉ ở Nam Bộ Việt Nam, mà còn ảnh hưởng sang Campuchia, Thái Lan, Myanmar và một phần Malaysia hiện nay.
Tại Nam Bộ, nhiều di tích văn hóa Óc Eo đã được khai quật ở các tỉnh thành như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai…
Khu vực Óc Eo – Ba Thê được xem là trung tâm của nền văn hóa này.
Chủ nhân: chủ nhân chủ yếu là những cư dân Mã Lai – Đa Đảo.
Đặc trưng công cụ và kỹ thuật: gạch ngói, tiền tệ, con dấu, đồ trang sức,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp