1. Quan hệ từ là gì?
Quan hệ từ là những từ nối giữa các từ hoặc các câu lại với nhau nhằm khiến câu trở nên chặt chẽ hơn về nghĩa.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Tây 2024? Chi tiết lịch nghỉ Tết Tây
- Tin tức và ưu đãi
- Những điều ít người biết về hộp số trên xe máy
- Bị định khung khoản 2 có xử được án treo không?
- Sàn giao dịch công nghệ; chợ công nghệ; chuyển giao công nghệ; thanh lý máy móc; dây chuyền công nghệ; hội chợ công nghệ
Ví dụ:
Tôi và lũ bạn sẽ đi cắm trại vào cuối tuần.
=> Quan hệ từ trong câu là “và” thể hiện mối quan hệ ngang bằng giữa hai chủ thể được nhắc tới.
2. Các cặp quan hệ từ
Một số cặp quan hệ từ thường gặp trong tiếng Việt bao gồm cặp quan hệ từ biểu hiện quan hệ nguyên nhân-kết quả, quan hệ giả thiết-điều kiện, quan hệ tương phản, đối lập, quan hệ tăng tiến.
2.1. Quan hệ từ nguyên nhân-kết quả
Các cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả như “vì….nên”, “do…nên”, “nhờ….mà”.
Ví dụ:
Vì trời mưa nên đường trơn trượt.
=> Cặp quan hệ từ “vì…nên”
Do không làm bài tập về nhà nên tôi bị cô giáo phạt.
=> Cặp quan hệ từ “do…nên”
Nhờ cô ấy mà tôi giải được bài tập toán này.
=> Cặp quan hệ từ “nhờ…..mà”
2.2. Cặp quan hệ từ giả thiết-kết quả
Cặp quan hệ từ giả thiết-kết quả như “nếu…thì”, “hễ……thì”, “giá mà……thì”
Ví dụ:
Nếu tôi được học sinh giỏi thì bố mẹ tôi sẽ thưởng cho tôi một đôi giày trượt patin mới
=> Cặp quan hệ từ “nếu…thì”
Hễ cậu ấy dậy muộn thì cậu ấy sẽ bỏ bữa sáng.
=> Cặp quan hệ từ “hễ…….thì”
Giá mà tôi làm đúng câu hỏi cuối thì tôi sẽ đạt điểm tuyệt đối trong bài thi.
=> Cặp quan hệ từ “giá mà………thì”.
2.3. Cặp quan hệ từ tương phản
Các cặp quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản như “tuy…..nhưng”, “dù….nhưng”, “mặc dù…..nhưng”
Ví dụ:
Xem thêm : Hướng dẫn đặt ông cóc (thiềm thừ) trên bàn thờ ông địa – thần tài
Tuy nghịch ngợm nhưng anh ấy học rất giỏi
=> Cặp quan hệ từ “tuy….nhưng”
Mặc dù trời mưa nhưng chúng tôi vẫn đi học đúng giờ
=> Cặp quan hệ từ “Mặc dù….nhưng”
Dù hơi mất kiên nhẫn nhưng tôi vẫn cẩn thận giảng lại bài toán cho các bạn.
=> Cặp quan hệ từ “dù….nhưng”
2.4. Cặp quan hệ từ tăng tiến
Các cặp quan hệ từ tăng tiến như “không những……mà còn”, “không chỉ……mà còn”
Ví dụ:
Không những xinh xắn mà cô ấy còn học rất giỏi
=> Cặp quan hệ từ “không những…..mà còn”
Không chỉ không làm bài tập toán mà anh ấy còn trốn học tiết đó.
=> Cặp quan hệ từ “không chỉ…mà”
3. Bài tập về quan hệ từ
Đối với bài tập về quan hệ từ, thường có một số dạng bài tập yêu cầu học sinh thực hành như:
Bài tập về xác định quan hệ từ trong câu
Bài tập về điền cặp quan hệ từ thích hợp
Bài tập về đặt câu với quan hệ từ
Bài tập 1: Xác định quan hệ từ trong câu
a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.(Khánh Hoài)
b. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.(Sơn Tinh, Thủy Tinh)
c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.(Tô Hoài)
d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả.
Đáp án:
a. Quan hệ từ “của” liên kết từ “đồ chơi” và “chúng tôi” dùng để biểu thị quan hệ sở hữu
Xem thêm : Táo đỏ ngâm mật ong có tác dụng gì? Cách ngâm táo đỏ kỷ tử với mật ong
b. Quan hệ từ “như” dùng để biểu thị quan hệ so sánh
c. Quan hệ từ “và” để biểu thị quan hệ đẳng lập, cặp quan hệ từ “bởi……nên” để biểu thị quan hệ nhân quả.
d. Quan hệ từ “nhưng” biểu thị quan hệ đối nghịch.
Bài tập 2: Xác định quan hệ từ trong câu. Câu nào bắt buộc phải có quan hệ từ, câu nào không bắt buộc.
a) Khuôn mặt của cô gái
b) Lòng tin của nhân dân
c) Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua
d) Nó đến trường bằng xe đạp
e) Giỏi về toán
g) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
h) Làm việc ở nhà
i) Quyển sách đặt ở trên bàn.
Đáp án:
a. Quan hệ từ “của”. Quan hệ từ dùng trong câu trên là không bắt buộc vì không có nó câu vẫn có nghĩa “khuôn mặt cô gái”
b. Quan hệ từ “của” => bắt buộc phải có
c. Quan hệ từ “bằng” => quan hệ từ không bắt buộc
d. Quan hệ từ “bằng” => bắt buộc
e. Quan hệ từ “về” => Quan hệ từ không bắt buộc
g. Quan hệ từ “về”=> bắt buộc
h. Quan hệ từ “ở” => bắt buộc
i. Quan hệ từ “ở” => Quan hệ từ không bắt buộc
Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123.vn về quan hệ từ. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn học tốt hơn và có thể sử dụng thành thạo các quan hệ từ để diễn đạt một cách trôi chảy.
>> Xem thêm tin:
- Câu ghép là gì? Xác định câu ghép trong tiếng Việt
- Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh và những điều bạn cần biết!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp