Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc của mỗi công dân khi đến tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Đây là nghĩa vụ vẻ vang của của mỗi công dân khi được phục vụ trong quân đội nhân dân và nhà nước. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với mọi công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu bạn vẫn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự mà nhận được giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự thì bạn phải chấp hành. Vậy mục đích ban hành Luật nghĩa vụ quân sự là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết mà ACC chia sẻ dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
mục đích ban hành luật nghĩa vụ quân sự
1. Luật nghĩa vụ quân sự là gì?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ về quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ tại ngũ hoặc phục vụ trong ngạch dự bị nếu đáp ứng các điều kiện tuyển chọn quân theo quy định. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ bắt buộc mà công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện.
Luật nghĩa vụ quân sự là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ quân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân và chế độ, chính sách trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 ghi nhận:
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Luật Nghĩa vụ quân sự tiếng Anh là: “Law On Military Service”.
2. Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (Điều 30 Luật NVQS 2015)
– Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ;
– Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi;
– Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
3. Sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự là:
Xem thêm : Giá trị Sổ sách là gì? Cách tính và Ý nghĩa
Cùng như lý do ban hành nghĩa vụ quân sự trên thì sự cần thiết ban hành luật nghĩa vụ quân sự là:
- Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.
- Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.
- Có chế tài xử lý những trường hợp cố tình trốn tránh nghĩa vụ của mình với đất nước
- Thống nhất các quy trình liên quan đến nghĩa vụ quân sự.
Trong đó điều quan trọng là hiện nay nhiều tình trạng đi nghĩa vụ quân sự bị hạn chế bởi thanh niên khi đều đi học và không muốn đi nghĩa vụ quân sự ngày càng nhiều. Bởi vậy để công bằng về nghĩa vụ của công dân thì luật nghĩa vụ quân sự ra đời nhằm điều chỉnh các hành động liên quan đến nghĩa vụ quân sự cũng như răn đe những đối tượng không chấp hành nghĩa vụ của mình.
4. Vì sao cần phải ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự
4.1 Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân
Dân tộc ta có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, có lòng yêu nước nồng nàn và sâu sắc.
Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ và đùm bọc.
Trong quá trình xây dựng, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện theo 2 chế độ: chế độ tình nguyện (từ năm 1944 đến năm 1960) và chế độ nghĩa vụ quân sự (miền Bắc từ năm 1960, miền Nam từ năm 1976 đến nay).
Lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên luôn được sự chăm lo xây dựng của toàn dân.
4.2 Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
Điều 77 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định rằng: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liên và quyền cao quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”.
– Đối với Tổ quốc, mỗi công dân phải có những nghĩa vụ và quyền như:
Lao động, học tập, bầu cử, ứng cử…và bảo vệ Tổ quốc.
– Hiến pháp khẳng định nghĩa vụ và quyền bảo vệ Tổ quốc là thiêng liêng và cao quý, điều đó nói lên ý nghĩa, vị trí của nghĩa vụ và quyền đó. Do vậy, mỗi công dân có bổn phận thực hiện đầy đủ.
Nghĩa vụ quân sự là một trách nhiệm thiêng liêng, tự tôn dân tộc của người Việt Nam từ ngàn xưa. Cần tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha ông, giữ vững biên cương, xây dựng nước Việt Nam ngày càng hòa hoa, giàu đẹp.
Xem thêm : Hết hạn Giấy phép lái xe có phải thi lại không?
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường và gia đình trong việc tổ chức thực hiện tạo điều kiện cho công dân hoàn thành nghĩa vụ Tổ Quốc.
4.3 Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhiệm vụ hàng đầu của Quân đội nhân dân Việt Nam ta: “Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân đồng thời có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước”.
Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức thành các quân chủng, binh chủng, hệ thống học viện nhà trường, viện nghiên cứu,… Từng bước được trang bị hiện đại.
Luật Nghĩa vụ quân sự quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong thời bình để xây dựng lực lượng thường trực, đồng thời xây dựng, tích lũy lực lượng dự bị ngày càng hùng hậu để sẵn sàng động viên trong các tình huống cần thiết, đáp ứng yêu cầu xây dụng quân đội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
5. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
=> Học sinh cần có trách nhiệm nhận thức đúng về nghĩa vụ của mình, chấp hành đúng quy định của luật:
- Đăng ký nghĩa vụ quân sự
- Đi khám sức khỏe khi có yêu cầu
- Có mặt đúng thời gian trong giất gọi nhập ngũ
- Nhập ngũ theo lệnh gọi
Độ tuổi nhập ngũ:
- Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Lý lịch rõ ràng;
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
- Có trình độ văn hóa phù hợp.
Các trường hợp hoãn, miễn gọi nhập ngũ theo điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự:
=> Mỗi học sinh khi còn học trên ghế nhà trường cần được giáo dục về nghĩa vụ quân sự để các em hiểu được ý nghĩa, vai trò và sự vẻ vang của việc tham gia nghĩa vụ quân sự, qua đó, góp phần phục vụ, bảo vệ, làm lớn mạnh Tổ quốc.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về mục đích ban hành luật nghĩa vụ quân sự . Nếu có những câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý nói chung, luật nghĩa vụ quân sự nói riêng, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp