1. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn nhất
1.1 Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn nhất mẫu 1
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài kể về cuộc đời của đôi trai gái người Mèo là Mị và A Phủ. Mị được khắc họa trong truyện là một cô gái tài sắc vẹn toàn. Trớ trêu thay vì để trừ món nợ truyền kiếp của cha mà cô phải làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Mị chấp nhận sống tiếp những chuỗi ngày đau khổ trong nhà thống lí. Làm việc cả ngày lẫn đêm, không bằng con trâu, con ngựa trong nhà, Mị buồn rười rượi, lúc nào cũng ủ rũ “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Khi mùa xuân về trên Hồng Ngài, nghe thấy tiếng sáo gọi mời thiết tha lại nhắc nhớ Mị về một thời đã qua, thời thanh xuân tươi đẹp, thời được rong chơi vì thế Mị lại rừng rực tâm thế muốn được đi chơi nhưng A Sử biết được nên đã trói đứng Mị, quấn tóc Mị lên cột khiến cô không thể cựa quậy được. A Phủ là một chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi. Vì chống cự lại A Sử nên bị bắt oan, bị hành hạ và trở thành nô lệ cho cha con thống lí. A Phủ đã bị thống lí trói đứng ở góc nhà vì làm để hổ cắn chết mất con bò trong lúc chăn. Lúc đầu, chứng kiến thấy cảnh tượng ấy, Mị tưởng chừng đã quá đỗi quen thuộc với hình ảnh như vậy nhưng rồi lòng trắc ẩn cùng sự cảm thông, thấu hiểu cho bản thân mình cũng như A Phủ trỗi dậy, Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi chạy theo A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài…
1.2 Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn nhất mẫu 2
Truyện viết về Mị – cô gái trẻ đẹp, hiền lành, sống ở Hồng Ngài nhưng buộc phải làm làm con dâu gán nợ nhà thống Lí Pá Tra. Về nhà A Sử làm dâu, Mị trở nên lầm lì, ít nói. Cô làm việc quần quật cho nhà thống lí Pá Tra chẳng khác gì một người tay sai trong nhà, không bằng con trâu, con ngựa. Trong dịp Tết đến xuân về, lòng cô xốn xang, cô cũng muốn đi chơi nhưng khi bị A Sử biết được hắn liền trói đứng trong buồng, Mị chẳng thể làm gì được nữa. Bên cạnh Mị, A Phủ là một chàng trai chăm chỉ, khỏe khoắn, làm được mọi việc nhưng chỉ vì đánh A Sử nên đã bị phạt vạ lây và phải làm nô lệ nhà cha con thống lí. Một lần nọ, A Phủ để con hổ ăn mất con bò nhà thống lí nên đã bị trói đứng, bị bỏ đói mấy ngày liền tưởng như cận kề bên cái chết. Nhưng may mắn thay một đêm khi Mị vô tình dậy sưởi ấm ngày đông lạnh giá, Mị bắt gặp hoàn cảnh đáng thương của A Phủ và cảm thông cho chàng nên đã quyết định cởi trói để giải thoát cho A Phủ. Nghĩ về thân phận mình khổ cực nên Mị đã chạy trốn theo A Phủ đến Phiềng Sa, bỏ trốn cuộc đời bị giam cầm trong địa ngục trần gian và thành vợ thành chồng với A Phủ, bắt đầu một cuộc sống mới tươi sáng, hạnh phúc hơn. Rồi khi họ giác ngộ được Cách Mạng, họ đã cùng mọi người cầm súng để gìn giữ bản làng.
1.3 Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn nhất mẫu 3
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ kể về chuyện một cô gái xinh đẹp, nhiều tài năng tên là Mị nhưng vì nợ nần của gia đình nên phải đi làm dâu cho nhà thống lí để gạt nợ. Những chuỗi ngày sau đó của cô, cô phải sống trong cảnh làm việc quần quật, không được ngơi nghỉ, mặt lúc nào cũng mang vẻ rũ rượi, buồn rầu. Đến cả dịp Tết dù muốn đi chơi cũng bị trói đứng lên cột nhà một cách đau đớn nhưng chẳng làm sao kháng cự lại được. Còn A Phủ một nhân vật xuất hiện tiếp trong câu chuyện là một chàng trai trẻ khỏe nhưng vì đánh A sử nên đã bị phạt vạ về làm tay sai, làm việc cho nhà thống lí. Chỉ vì một lần làm hổ ăn thịt mất một con bò mà A Phủ bị trói đứng, bị bỏ đói suốt cả ngày lẫn đêm, bị đánh đập tàn ác. Nhìn thấy A Phủ đáng thương như vậy, Mị lại đem lòng cảm thông và thương cho chính số phận bất hạnh của mình. Điều đó đã dẫn đến hành động cắt dây trói và cùng chạy thoát với A Phủ về Phiềng Sa và tìm thấy một cuộc đời giác ngộ với lý tưởng của cách mạng.
>> Mời bạn xem thêm: Soạn bài Ngữ Văn 12
1.4 Tóm tắt Vợ chồng A Phủ ngắn nhất mẫu 4
Tác phẩm Vợ chồng A Phủ xoay quay về cuộc đời của hai nhân vật trung tâm là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái dân tộc H’ Mông xinh đẹp, hiếu thảo, tài năng, luôn mang trong mình khát vọng về cuộc sống tự do. Mị bị A Sử bắt về làm dâu nhà thống lí để trừ nợ truyền kiếp của cha mình. Còn chàng trai khỏe mạnh, to cao, điển trai tên A Phủ chỉ vì một lần đánh nhau với A Sử mà bị bắt về làm chân sai cho nhà thống lí. Mị và A Phủ đều giống nhau ở chỗ có hoàn cảnh khổ cực khi phải làm việc không công cho nhà thống lí. Gương mặt xinh đẹp của cô gái ấy đã dần mất đi nét mặt vui tươi, lúc nào cũng ủ rũ, buồn rười rượi muốn đi chơi Tết cũng bị cấm đoán và bị trói lên cột nhà. Còn A Phủ thì bị đánh đập, tra tấn sau một lần làm mất một con bò đã bị trói đứng và bỏ đói đến gần chết. Được Mị vô tình bắt gặp trong một đêm đông Mị dậy sưởi ấm đã cảm thấy đồng cảm cho số phận của A Phủ nên đã quyết định giúp A Phủ trốn thoát bằng hành động cắt dây trói và cùng A Phủ chạy thoát khỏi Hồng Ngài. Sau khi đến Phiềng Sa, A Phủ và Mị đã trở thành vợ chồng với nhau. Vợ chồng ấy đã giác ngộ được lý tưởng cách mạng và tham gia vào đội du kích để chiến đấu để bảo vệ quê hương, đất nước.
Lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia từ các thầy cô có kinh nghiệm thực chiến hàng đầu Việt Nam.
2. Vợ chồng A Phủ tóm tắt chi tiết
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà văn Tô Hoài qua chuyến đi thực tế cùng cán bộ, bộ đội lên vùng miền núi, được trực tiếp tiếp xúc với đời sống nhân dân đồng bào miền núi Tây Bắc. Tác giả viết về cô gái Mị – là cô gái người dân tộc Mèo xinh đẹp, hiếu thảo, có tài năng thổi sáo được rất nhiều chàng trai trong bản theo đuổi. Nhưng vì món nợ truyền kiếp của cha Mị để lại vì năm xưa khi bố mẹ Mị lấy nhau không có đủ tiền, là một người con hiếu thảo dù lòng không muốn làm dâu nhà thống lí.
Mới đầu về làm dâu nhà thống lí, Mị luôn ở trong trạng thái đau khổ, buồn rầu, lúc nào cũng lầm lũi trong xó nhà, làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm không lúc nào ngơi nghỉ. Mị dần quen với điều đó, nó trở thành lẽ thường tình, tinh thần phản kháng trong Mị cũng dần tiêu tan. Nhưng tưởng chừng thanh xuân của một cô gái với bao mộng ước sẽ dừng lại trong nỗi đau khổ tù đày ấy. Khi mùa xuân về trên Hồng Ngài, tâm hồn cô như được cứu rỗi, sức trẻ hừng hực cuộn trào trong lòng cô, cô khao khát ước muốn được đi chơi, được quay về với ngày xưa tươi đẹp của mình. Mị muốn uống rượu, uống để quên đi hết thực tại phũ phàng, nghe tiếng sáo lại gợi nhớ những giây phút tươi đẹp ngày xưa. Thế nhưng thật tiếc thay Mị bị A Phủ thấy, hắn trói Mị không cho Mị đi chơi, hắn quấn tóc Mị lên cột, không thể cựa quậy được. Dù bị trói thể xác nhưng chẳng thế trói buộc được tâm hồn của Mị vẫn lửng lơ trong cơn mê man theo tiếng sáo thúc giục cô bước đi dù đã bị đánh đòn đau điếng người.
Còn anh chàng nghèo, chăm chỉ lao động, điển trai tên A Phủ vì đánh A Sử nên phải đi ở nhà thống lí. Một lần chăn bò nhưng bị mất một con bò do hổ ăn thịt mất nên anh đã bị cha con nhà thống lí hành hạ, trừng phạt, bị bỏ đói đến gần chết. Thoạt đầu khi chứng kiến cảnh A Phủ bị trói thì Mị thản nhiên vì nghĩ điều này cũng giống như Mị và nhiều người khác đã từng bị nhà thống lí hành hạ, áp bức. Nhưng khi thấy giọt nước mắt chạy trên hõm má gương mặt Mị thì lúc đó Mị mới động lòng cảm thương. Lòng thương cảm trong Mị trỗi dậy và đã khiến Mị quyết định cầm dao cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài, chạy thoát khỏi nơi đã giam hãm tuổi thanh xuân của Mị. Và sau này khi lên Phiềng Sa Mị và A Phủ đã cùng tham gia cách mạng và chiến đấu theo đường lối, lí tưởng của Cách Mạng.
3. Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
3.1 Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất 1
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” viết về cuộc đời của hai người thanh niên dân tộc thiểu số người Mèo. Một người tên là Mị trong hình hài một cô gái xinh đẹp, mang những nét phẩm chất rất tốt đẹp, còn có tài năng thổi sáo, rất nhiều con trai trong bản say mê tiếng sáo của nàng. Chỉ vì món nợ của cha mẹ với nhà thống lí, Mị bị bắt làm dâu cho nhà thống lí, nói là làm dâu nhưng thật ra chỉ là một người ở trong nhà thống lí và sống một cuộc đời địa ngục trần gian trong nhà thống lí. Mị phải làm việc, bị nhà thống lí áp bức, bóc lột sức lao động tra tấn, hành hạ cả về thể xác và tinh thần. Mị dần dần trở nên vô cảm, dửng dưng với điều đó. Khi tết đến xuân về, cảnh sắc xuân bao trùm lên không khí ở Hồng Ngài như đánh thức tâm hồn Mị, Mị tìm về thứ cảm xúc đã mất từ lâu, Mị muốn uống cho say để quên hết đi mọi thứ khắc nghiệt cô phải trải qua ở nhà thống lí. Cô nhớ về quá khứ tươi đẹp và muốn sửa soạn, đón không khí xuân như những người bình thường khác nhưng A Sử không cho, liền trói cô, quấn tóc lên cột nhà bằng dây đay, Mị đau khổ, xót thương cho chính thân phận của mình. Chàng A Phủ sau lần đánh A Sử đã bị phạt vạ trở thành người ở đợ cho nhà thống lí. A Phủ làm việc chăm chỉ, không công cho nhà thống lí nhưng chỉ vì một lần để tuột mất con bò bị con hổ ăn thịt khi đi chăn mà A Phủ bị hành hạ, bị phạt, bị trói vào cột nhà, không được ăn. Bỗng một ngày, trong lúc đêm Mị dậy sưởi ấm bắt gặp cảnh A Phủ ban đầu nàng chẳng hề mảy may quan tâm nhưng rồi Mị lại cảm thấy đồng cảm xót thương cho chính thân phận mình cũng đã trải qua những điều khổ cực, bất công như vậy. Đỉnh điểm của tình thương người, Mị đã quyết định lấy dao cởi trói giải thoát cho A Phủ nhưng nghĩ đến việc mình ở lại nhất định sẽ chết, Mị chạy theo bỏ trốn cùng A Phủ đến Phiềng Sa. Hai vợ chồng A Phủ theo A Châu làm cách mạng, chiến đấu để bảo vệ quê nhà.
3.2 Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất 2
Vợ chồng A Phủ viết về cuộc đời của đôi vợ chồng người H’Mông, người con gái tên là Mị và người con trai là A Phủ. Vì món nợ khi xưa của cha mẹ Mị mà buộc Mị phải đi làm dâu ở đợ cho nhà thống lí. Dù không muốn nhưng vì một lòng hiếu thảo với cha mẹ nên Mị đành phải làm vậy. Về nhà thống lí Mị bị đối xử thậm tệ còn chẳng bằng con trâu, con ngựa. Nhiều lần có ý định tự tử nhưng vì thương cha già nên Mị đã từ bỏ chuyện làm như vậy. Khi không khí xuân về trên Hồng Ngài, những kỉ niệm ùa về, Mị muốn uống rượu no say và đắm chìm trong tiếng sáo nhớ về ngày tháng hạnh phúc, MỊ lại khao khát được du xuân, Mị yêu đời, chuẩn bị váy áo thì bị A Sử phát hiện hắn ta trói Mị lại, Mị không thể cầm cự được. Còn A Phủ một chàng trai vốn hiền lành, khỏe khoắn, chăm chỉ, làm được đủ mọi thứ việc nhưng vì một lần đánh A Sử mà đã bị bắt về ở đợ, làm thuê không công cho nhà thống lí. Thật đáng thương khi một lần A Phủ để con hồ ăn mất một con bò nhà thống lí nên đã bị trói đứng, phạt không được ăn, bị tra tấn một cách tàn ác. Mị thấy vậy nhưng dửng dưng dửng như không có chuyện gì vì Mị đã quá quen với cảnh này trong nhà thống lí rồi nhưng khi nhìn thấy A Phủ khóc vì tuyệt vọng, Mị thương cho số phận A Phủ và cắt dây trói giúp A Phủ được trốn thoát khỏi nơi tồi tệ này, Cả hai chạy trốn đến Phiềng Sa nơi A Phủ và Mị được gia nhập với cách mạng kết thân với các cán bộ A Châu và chung tay góp sức mình đấu tranh bảo vệ quê hương, Tổ Quốc.
3.3 Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất 3
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài kể về cuộc đời hai nhân vật Mị và A Phủ đều là người dân tộc Mèo. Mị được hiện lên trong tác phẩm là một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tài thổi sáo, không biết bao người mê mẩn cô gái này. Nhưng bất hạnh thay cô gái ấy vì hiếu thảo với cha mẹ nên đã buộc phải cho nhà Thống Lí bắt về làm dâu ở đợ để trừ nợ của cha mẹ. Mới đầu về làm dâu, sống trong nhà A Sử, Mị buồn rầu, não nề, làm việc gì cũng mang gương mặt sầu não “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị làm việc quần quật, không ngơi tay chẳng bằng cả con trâu, con ngựa. Mị bị giam hãm trong căn phòng kín, ánh sáng chỉ có thể lọt qua ô cửa sổ bằng bàn tay. Khi xuân đến, tiếng sáo gọi mời khiến Mị cồn cào, muốn được rong chơi như ngày xưa, Mị chải chuốt, sắm sửa cho buổi đi du xuân thì A Sử phát hiện nên đã trói Mị vào cột không cho Mị đi chơi. Còn chàng trai A Phủ xuất thân là một chàng trai nghèo, mồ côi cha mẹ có sức khỏe khỏe mạnh. Vì A Phủ đã đánh A Sử nên bị bắt phạt ở đợ cho nhà thống lí. Và trớ trêu khi A Phủ vì trong một lần đi chăn bò đã sơ ý bị hổ ăn mất nên đã bị nhà thống lí tra tấn, hành hạ tàn bạo, bị trói đứng, bỏ đói suốt mấy ngày liền. Thấy được cảnh như thế, Mị động lòng thương xót, thấu cảm cho A Phủ vì bản thân mình cũng trải qua những điều như vậy rồi cắt dây trói cho anh. Rồi họ chạy trốn lên Phiềng Sa gặp được A Châu và giác ngộ được ánh sáng của cách mạng đã cùng cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc yêu thương.
Xem thêm : Ăn rau diếp cá mỗi ngày có tốt cho sức khoẻ?
COMBO sổ tay tổng hợp kiến thức tất cả các môn học giúp bạn chinh phục mọi kì thi chung và riêng
3.4 Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất 4
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm nổi bật trong số nhiều tác phẩm văn chương của nhà văn Tô Hoài viết về người lao động, đồng bào miền núi Tây Bắc. Câu chuyện kể về cuộc đời của Mị và A Phủ. Mị được tác giả xây dựng trong câu chuyện là cô gái dân tộc Mèo trẻ đẹp, có tài thổi sáo rất hay, được nhiều con trai trong bản theo đuổi. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về Mị lại hồ hởi, vui ca. Nhưng vì món nợ năm xưa của mẹ cha Mị nên nàng ta đã phải buộc lòng theo A Sử về làm vợ nhưng thực chất chẳng khác gì người làm thuê trong nhà thống lí. Từ đó, Mị sống trong một vùng trời xám xịt, tâm trạng cô lúc nào cũng ủ rũ, làm bất cứ việc gì như lên rẫy làm nương, bẻ ngô mặt cô cũng buồn rười rượi. Nhiều lần Mị cũng có ý định kết liễu cuộc đời mình bằng việc ăn lá ngón rồi vì thương cha già nên cô lại từ bỏ. Sống ở nhà thống lí, Mị làm việc quần quật, chằng lúc nào ngơi, nhiều khi còn chẳng bằng con trâu con ngựa. Một mùa xuân nữa lại tới, nghe tiếng sáo gọi mời, lòn Mị lại phơi phới nhớ về kỉ niệm ngày còn được rong chơi, Mị lại khao khát muốn được du xuân, Mị muốn uống rượu, uống ừng ực để quên đi hết thực tại khốn kiếp này. Vì biết được mong muốn được đi chơi của Mị, nên A Sử đã trói Mị lại vào cột, quấn tóc Mị lên cột nhà không sao cựa quậy nổi. Trong đêm mê man, tiếng sáo thôi thúc cô bước đi dù chân đau nhức, người tê bì, nhức nhối nhưng vẫn muốn được đi chơi.
Còn A Phủ chỉ là một chàng trai nghèo mồ côi cha mẹ từ nhỏ, rất khỏe mạnh và chăm chỉ lao động. Chỉ trong một lần, anh không thể chấp nhận được thái độ ngang tàn của A Sử nên đã cho hắn một trận vì thế nên A Phủ bị phạt. Nhưng vì không đủ tiền nên anh phải ở đợ làm thuê không công cho nhà thống lí để trừ dần nợ, Trong một buổi chăn bò, vô ý A Phủ đã để con hổ cắp một con bò nhà thống lí Pá Tra nên anh bị tra tấn, hành hạ tàn bạo, không được ăn uống và bị trói đứng trên cột. Tận mắt thấy được cảnh tượng ấy, vì quá thương xót đồng cảm cho anh nên Mị đã cởi trói cho A Phủ dù biết trước có thể bản thân mình sẽ gặp nguy hiểm khi bất chấp hành động như vậy. Nhưng rồi Mị vẫn quyết định làm vậy và cùng chạy trốn với A Phủ. Hai người nên duyên vợ chồng, cùng lên Phiềng Sa và tham gia vào công cuộc cách mạng giải phóng đất nước.
Nhanh tay đăng ký để được học thử hoàn toàn miễn phí khóa học PAS THPT của vuihoc nhé!
Qua các mẫu bài tóm tắt truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, VUIHOC mong muốn có thể giúp các nắm được cốt truyện của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trong chương trình Ngữ Văn 12. Để học nhiều hơn các kiến thức của môn Ngữ Văn cũng như các môn học khác thì các em hãy nhanh tay truy cập vào website vuihoc.vn hoặc đăng ký khoá học với các thầy cô giáo của VUIHOC ngay bây giờ nhé!
>> Mời bạn xem thêm:
- Kết bài Vợ chồng A phủ
- Mở bài Vợ chồng A Phủ
- Phân tích bài vợ chồng A Phủ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp