Rủi ro của vốn chủ sở hữu đến tín dụng tại các ngân hàng

Vốn chủ sở hữu là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh tài chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vậy nên chúng ta cần hiểu rủi ro của vốn chủ sở hữu đến tín dụng tại các ngân hàng như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ cung cấp kiến thức về vấn đề này để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn nhé.

Rủi Ro Của Vốn Chủ Sở Hữu đến Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng

1. Vốn chủ sở hữu đến tín dụng tại các ngân hàng

Vốn chủ sở hữu là vốn thuộc quyền sở hữu của ngân hàng thương mại (NHTM), là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được. Vốn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận: vốn của chủ sở hữu ban đầu và vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động (Mishkin, 2010). Vốn chủ sở hữu ban đầu đối với các NHTM chính là vốn do ngân sách Nhà nước cấp khi mới thành lập (đối với các NHTM Nhà nước), do cổ đông góp thông qua việc mua cổ phần (đối với các NHTM cổ phần) bao gồm cổ phần thường và các cổ phần ưu đãi. Mức vốn này phải đảm bảo bằng mức vốn pháp định. Vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động (vốn chủ sở hữu bổ sung) do cổ phần phát hành thêm hoặc do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình hoạt động, do chuyển một phần lợi nhuận tích lũy, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư, phát hành giấy nợ dài hạn …. Trên bảng cân đối của NHTM, vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản mục cơ bản: vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu bổ sung, các quỹ dự trữ, các tài sản nợ khác ….

Các NHTM muốn tiến hành kinh doanh thì trước hết phải có đủ vốn chủ sở hữu hay tiềm lực tài chính để duy trì hoạt động và phát triển. Vốn chủ sở hữu được coi là tấm đệm chống đỡ những rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo được uy tín lớn cho ngân hàng trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng qui mô và phát triển. Theo quy định tại Việt Nam, tỷ lệ an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) của ngân hàng phải từ 9% trở lên. Nếu tỷ lệ này không đảm bảo, các NHTM sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động, thậm chí còn đứng trước nguy cơ phá sản. Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp ngân hàng có mức vốn đầy đủ, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra đối với ngân hàng.

2. Các vấn đề phát sinh trong quản trị vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại.

Với việc tăng trưởng vốn điều lệ, các ngân hàng gặp phải không ít các vấn đề, cả khách quan và chủ quan. Một số vấn đề nổi cộm nhất dưới góc nhìn của tác giả được nêu dưới đây. Một là, quy mô và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Khi xét đến quy mô của một ngân hàng có nhiều tiêu chí, ví dụ như địa bàn và phạm vi hoạt động, số lượng nhân sự, các nghiệp vụ cung cấp cho khách hàng, tổng tài sản, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động… trong đó tổng tài sản được đề cập đến nhiều nhất. Ở đây chỉ xin đề cập đến tổng tài sản của các ngân hàng thương mại trong những năm qua và tương ứng với tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu/vốn điều lệ. Qua đây có thể thấy, tăng trưởng về quy mô đã thiết gắn liền với cải thiện hiệu quả hoạt động, nhất là xét về các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động như: Chỉ số ROE và ROA. Qua Biểu đồ 4 dưới đây, có thể thấy chưa có mối liên hệ tương tác giữa tổng tài sản (thể hiện quy mô) và ROE (thể hiện hiệu quả hoạt động) của các ngân hàng (số liệu năm 2011, tập hợp của tác giả). Mặc dầu việc tăng trưởng về quy mô có thể tùy thuộc vào chiến lược của mỗi ngân hàng trong cạnh tranh mở rộng thị phần, nhưng mặt khác, khi vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu tăng, gây áp lực đối với các ngân hàng phải đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý và con đường mà các ngân hàng thương mại đều hướng đến là tăng trưởng cho vay, tín dụng bằng mọi giá khi lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng tại Việt Nam là từ tín dụng. Điều này dễ dẫn đến chất lượng tài sản suy giảm và tác động trực tiếp đến lợi nhuận, hiệu quả trên vốn của các ngân hàng. (Biểu đồ 4) Hai là, vấn đề về tăng trưởng vốn và an toàn hoạt động. Theo phân tích ở trên, do các ngân hàng tăng trưởng về vốn quá nhanh, và áp lực về đảm bảo tỷ lệ trả cổ tức cho các cổ đông, nên việc các ngân hàng đã làm trong những năm qua là cố gắng tăng trưởng tín dụng, qua đó tăng trưởng tổng tài sản nhằm ổn định mức độ thu nhập. Hiện tại và trước đây, với cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn và là nguồn thu chủ yếu. Áp lực tăng trưởng tín dụng ở tốc độ cao có thể dẫn đến việc chất lượng nợ suy giảm đẩy nợ xấu tăng và gây tổn hại trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Bên cạnh những nguyên nhân khác làm nợ xấu tăng cao, áp lực tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Tính đến hết tháng 8/2012, nợ xấu của toàn hệ thống lên đến 8,86% tổng dư nợ theo công bố của NHNN Việt Nam. Mặc dầu theo các báo cáo tuân thủ của các ngân hàng, các hệ số an toàn vốn đã được đáp ứng, nhưng những thời điểm hết sức căng thẳng về thanh khoản trong hệ thống ngân hàng những năm 2008, nửa cuối 2011 và nửa đầu 2012 cho thấy hệ thống ngân hàng, và đặc biệt là các ngân hàng nhỏ với số vốn tăng nhanh theo qui định của cơ quan quản lý, đều mong manh trước những biến động trên thị trường, và khả năng quản trị kinh doanh ngân hàng của hàng loạt các ngân hàng đều không theo kịp và lớn mạnh cùng với lượng vốn tăng nhanh, đẩy các ngân hàng vào tính mất an toàn trong những thời điểm khác nhau.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam