Dấu hiệu có thai là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm, dấu hiệu khi mang thai ở mỗi người có thể khác nhau như mệt mỏi, đau ngực, buồn nôn, thay đổi khẩu vị, nhạy cảm với mùi,…
❓Câu 1: Dấu hiệu mang thai tuần đầu là gì?
Trả lời: Nhận biết có thai bằng các dấu hiệu trên cơ thể, tùy vào cơ địa của mỗi người mà dấu hiệu có thai này có thể xuất hiện sớm hay muộn và tần suất cũng sẽ khác nhau. Dấu hiệu mang thai tuần đầu mẹ có thể nhận biết như chậm kinh, xuất hiện máu báo thai, đi tiểu nhiều hơn, căng tức ngực, chuột rút, buồn nôn và nôn, thèm ăn và nhạy cảm với mùi, thay đổi tâm trạng, dễ xúc động, nhiệt độ cơ thể tăng bất thường,…
Ngoài ra, dấu hiệu báo mang thai có thể được nhận biết thông qua các triệu chứng khác như đầy hơi, táo bón, đau bụng, chướng bụng, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi, buồn ngủ nhiều,…
❓Câu 2: Phân biệt máu báo hiệu có thai và máu kinh nguyệt như thế nào?
Trả lời: Phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt dựa trên lượng máu, màu sắc, tính chất và mức độ đau.
Xem thêm : Sau sinh uống thuốc tránh thai được không? Bao lâu thì uống được
Máu báo thai xuất hiện với lượng máu rất ít và thường có màu hồng, hoặc nâu, có thể là màu đỏ tươi nhưng không dính dịch nhầy hay vón cục. Máu kinh nguyệt thường xuất hiện lượng máu lớn và có màu đỏ thẫm, đỏ đen, thường có dịch nhầy và xuất hiện tình trạng vón cục.
Mức độ đau: Ra máu báo thai thường không có biểu hiện đau bụng dưới.
❓Câu 3: Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?
: Thai phụ có thai ngoài tử cung có thể có những biểu hiện giống thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, thai nằm ngoài tử cung sẽ không thể tiếp tục phát triển như thai kỳ bình thường. Nếu thai ngoài tử cung có dấu hiệu vỡ sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên cần được phát hiện kịp thời qua siêu âm và thăm khám sản khoa.
❓Câu 4: Căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?
: Đúng, đau bụng dưới chính là một trong những dấu hiệu mang thai sớm của mẹ bầu, chú ý cơn đau bụng âm ỉ mức độ nhẹ vùng bụng. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường dễ nhầm lẫn với tình trạng đau bụng khác như viêm đường tiết niệu sinh dục, ung thư phụ khoa.
❓Câu 5: Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai không?
: Đúng, đau nhũ hoa là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Đa số thai phụ sẽ gặp triệu chứng đau nhũ hoa ở đầu thai kỳ, ngực rất nhạy cảm khi chạm vào, đau khi mặc áo ngực. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt sắp đến.
❓Câu 6: Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không?
Trả lời: Nếu việc thụ thai đã xảy ra, thì chất nhầy cổ tử cung tiếp tục được sản xuất trong nhiều ngày sau đó, khiến bạn có cảm giác vùng kín ẩm ướt. Đây chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên giúp bạn nghi ngờ có thai.
❓Câu 7: Bao nhiêu ngày thì có dấu hiệu mang thai?
Xem thêm : Tranh cãi chuyện ai là Trạng nguyên đầu tiên của nước ta?
: Dấu hiệu mang thai thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 tới 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh.
❓Câu 8: Khi nghi ngờ có thai cần làm gì?
: Khi nghi ngờ có thai, cách đầu tiên và đơn giản là sử dụng que thử thai để kiểm tra nhanh với mẫu nước tiểu dựa trên phản ứng với hormone beta-hCG. Nếu que test cho kết quả dương tính, đa số trường hợp xác định đã mang thai. Để khẳng định kết quả chính xác, hãy đến bệnh viện và bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, siêu âm để xác định kết quả.
❓Câu 9: Khi nào bạn có thể chắc chắn là mình đang mang thai?
: Que thử thai sớm nhất có thể được thực hiện vào khoảng 6 – 7 ngày sau khi trứng rụng. Nếu biết thời điểm rụng trứng, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm này khoảng một tuần sau đó. Chúng cũng có thể hữu ích nếu bạn đang trải qua các dấu hiệu có thể mang thai và bạn muốn chắc chắn. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn nên đợi sau khi trễ kinh mới thử que thử thai để đảm bảo kết quả là chính xác nhất.
❓Câu 10: Thời gian mang thai được tính như thế nào?
: Thời gian mang thai kéo dài 9 tháng hoặc 41 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, hoặc 39 tuần kể từ ngày thụ thai nếu bạn biết được chính xác ngày thụ thai.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp