Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014, căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014.
Ý nghĩa dãy mã số Căn cước công dân (Hình từ Internet)
Các thông tin, nội dung của Căn cước công dân
Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được thu thập, cập nhật gồm:
– Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014;
– Ảnh chân dung;
– Đặc điểm nhân dạng;
– Vân tay;
– Họ, tên gọi khác;
– Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
– Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
– Trình độ học vấn;
– Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp thông tin quy định nêu trên chưa có hoặc không đầy đủ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì công dân bổ sung khi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật cư trú 2020) quy định nội dung thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gồm:
– Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
Xem thêm : Các hình thức cơ bản của phép biện chứng?
– Ngày, tháng, năm sinh;
– Giới tính;
– Nơi đăng ký khai sinh;
– Quê quán;
– Dân tộc;
– Tôn giáo;
– Quốc tịch;
– Tình trạng hôn nhân;
– Nơi thường trú;
– Nơi tạm trú;
– Tình trạng khai báo tạm vắng;
– Nơi ở hiện tại;
– Quan hệ với chủ hộ;
– Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
– Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
Xem thêm : Chủ nghĩa xã hội: Một tất yếu của lịch sử thế giới
– Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp
Theo quy định tại Nghị định 137/2015/NĐ-CP và Thông tư 59/2021/TT-BCA thì mã số thể hiện trên căn cước công dân hiện nay là số định danh cá nhân của công dân đó.
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, thể hiện các thông tin sau đây:
– 03 số đầu tiên: là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 59/2021/TT-BCA.
Ví dụ: mã Thành phố Hà Nội là 001; mã quốc gia Việt Nam là 000;…
– 01 chữ số tiếp theo: là mã thế kỷ sinh, mã giới tính của công dân – là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra được áp dụng như sau:
+ Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
+ Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
+ Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
+ Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
+ Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
– 02 chữ số tiếp theo: là mã năm sinh của công dân: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.
Ví dụ: Công dân sinh năm 1999, thì mã năm sinh của công dân sẽ là 99.
– 06 số tiếp theo: là khoảng số ngẫu nhiên.
Ví dụ: 012345; 030363;…
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp