Để có được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng thì các ứng viên cần đầu tư khá nhiều vào hồ sơ xin việc. Bởi lẽ hồ sơ xin việc là bước đệm đầu tiên để nhà tuyển dụng đánh giá các ứng viên. Theo đó, hồ sơ xin việc phải được công chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật. Cho nên, bài viết này nhằm giới thiệu đến quý bạn đọc về phí công chứng hồ sơ xin việc theo pháp luật hiện hành.
Phí công chứng hồ sơ xin việc theo pháp luật hiện hành
1. Công chứng là gì?
1.1 Quy định về công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng năm 2014, văn bản công chứng có giá trị pháp lý như sau:
– Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Hiện nay, nhiều người sử dụng khái niệm công chứng giấy tờ. Tuy nhiên, thực tế, theo quy định của pháp luật, cụ thể là theo giải thích tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giấy tờ thường được chứng thực. Cụ thể: Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Giấy tờ thường được thực hiện chứng thực và chỉ có hợp đồng, giao dịch sẽ được công chứng bởi tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, có thể hiểu, công chứng giấy tờ không phải khái niệm đúng mà chỉ là cách nhiều người dùng để gọi chứng thực giấy tờ – việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực một văn bản, giấy tờ có nội dung, hình thức đúng với bản chính.
1.2 Cá nhân, tổ chức nộp, thu phí, lệ phí công chứng:
Theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC, cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp và thu phí, lệ phí công chứng được xác định cụ thể như sau:
Thứ nhất, về người nộp phí, lệ phí:
Xem thêm : Công ty tài chính
– Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.
– Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản phải nộp phí chứng thực.
– Cá nhân khi nộp hồ sơ tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng để bổ nhiệm công chứng viên hoặc cá nhân khi nộp hồ sơ bổ nhiệm lại công chứng viên thì phải nộp phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.
– Tổ chức khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng phải nộp phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng.
– Cá nhân khi được cấp mới, cấp lại thẻ công chứng viên phải nộp lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
Thứ hai, về tổ chức thu phí, lệ phí được quy định như sau:
– Phòng Công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.
– Văn phòng công chứng là tổ chức thu phí công chứng, phí chứng thực.
– Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng.
– Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Tư pháp) là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng và lệ phí cấp thẻ công chứng viên.
2. Phí chứng thực, công chứng hồ sơ xin việc là bao nhiêu?
– Phí xác nhận bản sao từ bản chính : 02 nghìn đồng / trang. Khi triển khai từ trang thứ ba trở lên thu 01 nghìn đồng / trang. Mức thu tối đa không quá 200 nghìn / bản.
– Phí xác nhận chữ ký: 10 nghìn đồng/trường hợp.
– Phí xác nhận sách vở: 50 nghìn đồng/trường hợp.
– Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang.
Xem thêm : Bầu 3 tháng đầu có được ăn na không? Được nhưng mẹ cần lưu ý vài điều sau!
– Phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05nghìn đồng / trang. Khi triển khai từ trang thứ ba trở lên thu 03 nghìn đồng/trang. Mức thu tối đa không quá 100 nghìn/bản.
3. Công chứng hồ sơ xin việc ở đâu
Như phân tích ở trên, công chứng giấy tờ chính xác được gọi là chứng thực giấy tờ. Và cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực giấy tờ được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP gồm:
– Phòng Tư pháp huyện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Trong trường hợp này, người ký chứng thực là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
– Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã: Chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận. Người ký trong trường hợp này là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
– Cơ quan đại diện: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Người ký là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự.
– Phòng/Văn phòng công chứng: Chứng thực bản sao do cơ quan của Việt Nam, nước ngoài, Việt Nam liên kết với nước ngoài cấp hoặc chứng nhận. Việc ký do Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
Đặc biệt, việc chứng thực giấy tờ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu (theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Như vậy, khi có nhu cầu chứng thực hồ sơ xin việc (thường được gọi là công chứng hồ sơ xin việc), người yêu cầu có thể đến Phòng Tư pháp cấp huyện, UBND cấp xã, Phòng/Văn phòng công chứng hoặc cơ quan đại diện ở bất cứ đâu để thực hiện.
4. Công chứng hồ sơ xin việc cần những giấy tờ gì?
– Sơ yếu lý lịch tự thuật: Sơ yếu lý lịch tự thuật là giấy tờ rất quan trọng trong hồ sơ cá nhân. Nhất là trong trường hợp ứng viên mong muốn làm việc tại các cơ quan nhà nước. Trong bản sơ yếu lý lịch cần phải có ảnh chân dung, cùng với đó là thông tin chi tiết về cá nhân của người cần công chứng hồ sơ xin việc. Khi đem hồ sơ đi công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền, hãy đem theo sổ hộ khẩu bản gốc để đối chiếu thì mới được đóng dấu xác nhận.
– CMND/CCCD: Căn cước công dân là giấy tờ quan trọng thứ 2 trong hồ sơ xin việc. Thông thường, căn cước công dân sẽ được nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên lập 2 bản. Trong đó, 1 bản để nhà tuyển dụng lưu lại nhằm thực hiện các thủ tục khác nhau như: quyết toán thuế, bảo hiểm xã hội…. nếu như bạn được nhận vào làm. Giống với sơ yếu lý lịch tự thuật, bạn cũng cần phải có dấu xác nhận của cơ quan công chứng có thẩm quyền.
– Bằng cấp, các chứng chỉ có liên quan: Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan cũng cần phải được công chứng để bảm bảo tính chính xác cho dù bạn làm việc trong bất cứ ngành nghề nào. Vì thế, tùy thuộc vào công việc và năng lực của bản thân, bạn cũng hãy lựa chọn những bằng cấp, chứng chỉ có liên quan để có thể đem hồ sơ xin việc đi công chứng.
– Các giấy tờ khác: Đối với các ngành nghề đặc biệt, hồ sơ xin việc còn có thể yêu cầu các giấy tờ khác, ví dụ như: giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, giấy chứng nhận thương binh – bệnh binh (giúp người lao động là thương binh – bệnh binh được hưởng chế độ ưu tiên), giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (với người học xong nhưng chưa nhận bằng),… Tất cả các loại giấy này đều cần có dấu công chứng của địa phương hoặc xác nhận tới từ trường học của ứng viên.
Trên đây là toàn bộ nội dung về phí công chứng hồ sơ xin việc theo pháp luật hiện hành mà chúng tôi giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp