Kem chống nắng hoá học là loại kem chống nắng hữu cơ với thành phần chính như sau: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,…Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thu, xử lý và phân huỷ các tia này trước khi chúng có thể làm tổn hại đến da. Kem chống nắng hóa học thường có kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và được đánh giá cao hơn kem chống nắng vật lý về khả năng chống lại tia UV.
Có thể bạn quan tâm
Ưu điểm:
Bạn đang xem: Nên dùng kem chống nắng vật lý hay kem chống nắng hóa học?
- Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít nhờn rít do vậy sẽ dễ thoa đều trên da và ít gây bít tắc lỗ chân lông, thuận tiện cho việc sử dụng hàng ngày.
- Không để lại vệt trắng bệt trên da, dễ thấm vào da và không làm da bị bóng dầu.
- Lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý
- Kem chống nắng hóa học dễ tiệp màu da và cũng có thể sử dụng để thay để kem lót trang điểm.
- Kem chống nắng hóa học có nhiều loại với các chỉ số SPF khác nhau và có cả loại có khả năng kháng nước, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng
- Công thức dễ bổ sung thêm các thành phần điều trị như peptide và enzyme và các thành phần dưỡng da khác
Xem thêm : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Nhược điểm:
- Các thành phần hóa học có thể gây kích ứng da, đặc biệt các bạn có làn da nhạy cảm. Độ SPF càng cao càng dễ gây kích ứng.
- Kém bền vững do đó sau 2 tiếng phải bôi lại.
- Có thể gây khó chịu cho mắt, gây chảy nước mắt
- Các bạn da dầu sử dụng kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn.
- Sau khi bôi phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da và có tác dụng trước khi ra nắng.
- Có thể gây ra sự gia tăng các đốm màu có sẵn và làm đổi màu da, khiến da sậm màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn (Sunscreen hoạt động bằng cách thay đổi tia UV thành nhiệt, sau đó giải phóng nhiệt từ da)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp