Chế độ ăn một bữa một ngày: Những lợi ích và rủi ro

Ngoài việc giúp quá trình giảm cân hiệu quả, nghiên cứu đã liên kết việc nhịn ăn với một số lợi ích sức khỏe khác. Ví dụ, nhịn ăn có thể giúp giảm lượng đường trong máu và các yếu tố nguy cơ bệnh tim nhất định, bao gồm cả cholesterol LDL. Nhịn ăn cũng có liên quan đến việc giảm các dấu hiệu viêm trong cơ thể, bao gồm cả: protein phản ứng C.

Ngoài ra, nhịn ăn có thể mang lại những lợi ích cho sức khỏe của hệ thần kinh. Phương pháp này làm chậm quá trình thoái hóa thần kinh và tăng tuổi thọ, theo nghiên cứu trên động vật. Tuy nhiên, mặc dù những lợi ích tiềm năng này đầy hứa hẹn, điều quan trọng cần lưu ý là những lợi ích này liên quan đến việc nhịn ăn. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy mô hình OMAD có thể gây hại cho sức khỏe hơn các phương pháp nhịn ăn khác ít hạn chế hơn.

Mặc dù nghiên cứu đã liên kết việc nhịn ăn và hạn chế calo với nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng một số bằng chứng cho thấy, việc hạn chế quá nhiều có thể chỉ bao gồm ăn một bữa mỗi ngày thường gây hại nhiều hơn lợi.

Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra việc ăn một bữa/ngày có thể làm tăng lượng đường trong máu lúc đói, làm chậm phản ứng của cơ thể với insulin và tăng mức hormone kích thích sự thèm ăn ghrelin, so với ăn 3 bữa mỗi ngày.

Hơn nữa, hạn chế calo với việc chỉ ăn một bữa trong ngày có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp, đặc biệt những người mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài những tác dụng phụ tiềm ẩn này, ăn một bữa một ngày có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm: buồn nôn, chóng mặt, cáu gắt, năng lượng thấp, táo bón.

Chế độ ăn một bữa/ngày OMAD cũng không thích hợp cho nhiều nhóm người, bao gồm: những người đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em và thanh thiếu niên, người cao tuổi và những người bị rối loạn ăn uống.