Măng cụt là loại quả vùng nhiệt đới rất dễ ăn, vị ngọt thanh pha chút chua dịu đặc trưng. Đó là lý do vì sao măng cụt được nhiều người yêu thích và lựa chọn khi vào mùa. Nhưng liệu ăn nhiều có tốt không, ăn măng cụt có béo không, có khiến cân nặng tăng nhanh thiếu kiểm soát hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chính xác nhất nhé!
- 25 phim ngắn tình cảm Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và Việt Nam hay nhất
- Ý nghĩa nụ tầm xuân là gì? Cách cắm nụ tầm xuân đơn giản, đẹp nhất
- TOP địa điểm du lịch miền Bắc 1 ngày: chơi vui, check-in đẹp
- Tin tức
- CHÓ BỊ HO KHẠC RA BỌT TRẮNG LÀ BỊ BỆNH GÌ? CÓ NGUY HIỂM CHO CHÓ KHÔNG? CÁCH ĐIỀU TRỊ
Măng cụt là gì? Thành phần dinh dưỡng của măng cụt
Măng cụt là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam không chỉ bởi sự thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Loại quả được mệnh danh là “nữ hoàng” của trái cây vùng nhiệt đới này có nhiều giá trị dinh dưỡng nên được ưu ái lựa chọn khi vào mùa. Khi chín, ruột măng cụt có màu trắng, ăn ngọt thanh rất ngon.
Bạn đang xem: Măng cụt bao nhiêu calo? Ăn măng cụt có béo không?
Theo nhiều nghiên cứu, quả măng cụt không chứa chất béo bão hòa hoặc cholesterol. Ngoài ra, măng cụt cũng rất giàu chất xơ, các vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là lượng vitamin C dồi dào trong măng cụt được xem là một chất chống oxy hóa hòa tan mạnh mẽ trong nước, giúp tăng sức đề kháng chống lại nhiều loại vi rút và làm sạch các gốc tự do có hại, gây viêm nhiễm.
Không những vậy, quả măng cụt tươi còn là nguồn vitamin B phức hợp như thiamin, niacin và folate giúp cơ thể chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo. Ngoài ra, măng cụt còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết như đồng, mangan và magie và kali giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim, huyết áp bảo vệ chống lại đột quỵ và các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, với dưỡng chất dồi dào, măng cụt còn có một số công dụng tuyệt vời như sau:
- Chống lão hóa hiệu quả: Các hợp chất chống oxy hóa có trong măng cụt được chứng minh là có khả năng hạn chế các tế bào bị gây hại, giảm thiểu và phục hồi tình trạng lão hóa da, mang lại một làn da trẻ trung hơn.
- Phòng ngừa ung thư: Hàm lượng xanthones có trong vỏ măng cụt có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể: Thành phần xanthones có trong măng cụt còn giúp giảm ảnh hưởng của những mảng cholesterol xấu trong mạch máu, giúp kiểm soát được trọng lượng cơ thể.
- Trị viêm da: Vỏ quả măng cụt còn có tác dụng điều trị hiệu quả các loại bệnh ngoài da như mụn, viêm da, chàm và ngứa ở mức độ nhẹ.
Ăn măng cụt có béo không?
Xem thêm : Giải đáp: Bà bầu ăn phô mai con bò cười được không?
Măng cụt rất giàu dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nhưng liệu ăn măng cụt có béo không. Đầu tiên, chúng ta phải giải đáp được câu hỏi măng cụt bao nhiêu calo. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng cụt chứa một lượng calo vừa phải, không quá lớn. Ứớc tính trong 100g măng cụt chứa khoảng 73 calo, một quả măng cụt thì chứa khoảng 30 – 40 calo. Ngoài ra, như đã nêu ở trên, trong thành phần măng cụt không chứa cholesterol và chất béo bão hòa nên đây được coi là loại quả không gây béo.
Ngược lại, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, vỏ măng cụt có thành phần xanthones có khả năng làm giảm hàm lượng lipid trong tế bào tạo mỡ, hỗ trợ điều trị bệnh béo phì. Không những vậy, tác dụng chống viêm của măng cụt cũng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo và ngăn ngừa quá trình tăng cân mất kiểm soát của cơ thể. Do đó, với băn khoăn ăn măng cụt có béo không thì câu trả lời là không bạn nhé! Thậm chí, nếu bạn ăn măng cụt đúng cách sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình làm tan mỡ thừa an toàn và hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý một vài vấn đề khi ăn măng cụt để giảm cân như sau:
- Bạn nên ăn với mức độ vừa phải, bởi nếu ăn măng cụt nhiều và liên tục có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm độc axit lactic gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, dị ứng, nổi mẩn ngứa hoặc thậm chí nặng hơn. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều măng cụt còn có thể làm bạn bị táo bón và xuất hiện các vấn đề về đường ruột.
- Ngoài tác dụng giảm cân, hàm lượng xanthones trong măng cụt nếu sử dụng quá nhiều có thể cản trở quá trình đông máu, gây xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tránh ăn măng cụt trước và sau khi phẫu thuật vài tuần để tránh làm chậm quá trình đông máu.
- Để giảm cân lành mạnh với măng cụt, bạn nên kết hợp với chế độ ăn kiêng, dùng các món ăn được chế biến từ măng cụt như trà vỏ măng cụt, không nên cho nhiều đường và chất tạo ngọt vào các món ăn. Như vậy, việc giảm cân sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Một số món ăn giảm cân lành mạnh từ măng cụt
Dưới đây là một số món ăn giảm cân lành mạnh từ măng cụt mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày:
Sinh tố măng cụt
Nếu đã quá nhàm chán với các thực phẩm giàu chất xơ ăn giảm cân khác, bạn hãy thử thay đổi khẩu vị với món sinh tố măng cụt. Với hương vị ngọt dịu, thơm mát sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng giảm cân.
Xem thêm : Sữa Pediasure ít ngọt 850g cho trẻ biếng ăn 1-10 tuổi
Bạn có thể thực hiện công thức làm sinh tố măng cụt với những nguyên liệu: 3 quả măng cụt, 250ml sữa hạt không đường, 1 muỗng cà phê sữa đặc, ngũ cốc nguyên cám hoặc các loại hạt tùy thích.
Cách thực hiện như sau: Trước hết, bạn tách vỏ măng cụt để lấy múi. Sau đó, bạn xay nhuyễn cùng sữa hạt và một ít sữa đặc rồi đổ ra ly, cho thêm ngũ cốc theo ý thích.
Gỏi măng cụt
Gỏi măng cụt là món ăn dân dã, có thể cung cấp cho bạn đủ dinh dưỡng với hàm lượng chất xơ đa dạng, giúp bạn giảm cân hiệu quả. Bạn có thể chế biến gỏi măng cụt với gà ta với công thức như sau. Bạn gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, lấy phần ruột bên trong rồi ngâm phần thịt măng cụt trong nước muối. Ướp măng cụt đã cắt với giấm đường (hoặc hỗn hợp chanh đường) theo khẩu vị. Thịt gà sau khi luộc bạn xé nhỏ theo miếng vừa ăn. Tiếp đến, bạn pha nước mắm trộn gỏi theo tỷ lệ nước mắm và đường là 1:1 rồi trộn đều măng cụt cùng gà rồi thưởng thức.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp