200g khoai lang bao nhiêu calo? Ăn có béo không?

Khoai lang có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, là món ăn quen thuộc đối với nhiều gia đình. Bên cạnh việc tốt cho sức khỏe, khoai lang còn là nguyên liệu không thể thiếu trong các thực đơn giảm cân. Nhiều chị em đã thực hiện giảm cân bằng việc ăn khoai lang, vậy 200g khoai lang bao nhiêu calo. Tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau, My Auris cũng giúp bạn giải đáp loại thực phẩm này ăn có béo không nhé!

Giải đáp 200g khoai lang bao nhiêu calo?

Khoai lang là một trong các loại thực phẩm bổ sung tốt cho sức khỏe, cứ trung bình 100g khoai lang sẽ cung cấp khoảng 85.8 kcal. Vậy 200g khoai lang bao nhiêu calo sẽ rơi vào khoảng 171.6 kcal.

Giải đáp 200g khoai lang bao nhiêu calo?
Giải đáp 200g khoai lang bao nhiêu calo?

Ngoài ta, trong khoai lang còn có chứa hàm lượng đường glucose, fructose, sucrose, maltose, hỗ trợ cung cấp lượng tinh bột dồi dào. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa hàm lượng Vitamin A, B, C, kali hữu hiệu giúp cải thiện tốt cho sức khỏe tim mạch, thị giác. Theo thông tin từ Bộ Y Tế thì trong khoai lang sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng cụ thể như sau:

Chất dinh dưỡng Hàm lượng dinh dưỡng Chất béo 0.2g Sodium 31mg Protein 0.8g Vitamin C 23mg Kali 210mg Carbohydrates 28.5g Cenlluloza 1.3g Calcium 34mg

Các loại khoai lang có hàm lượng calo như thế nào?

Thông tin về 200g khoai lang bao nhiêu calo sẽ có sự khác nhau theo từng loại khoai nhất định. Tuy nhiên, hàm lượng này sẽ không có sự chênh lệch quá cao, chỉ dao động trong mức tương đối. Một số loại khoai còn được bổ sung vào thực đơn giảm cân 1 tuần của nhiều người.

Các loại khoai lang có hàm lượng calo như thế nào?
Các loại khoai lang có hàm lượng calo như thế nào?

Khoai lang tím

Khoai lang tím có hàm lượng calo tương đối thấp, chỉ từ 86 kcal/100g. Trong đó, một số loại khoai lang tím ít ngọt và chứa hàm lượng chất xơ cao, gồm: Vitamin A, B, C và khoáng chất. Điều này khiến khoai lang tím trở thành một loại thực phẩm giảm cân tốt cho nhiều người.

Khoai lang mật (khoai lang nghệ)

Khoai lang nghệ sẽ có hàm lượng là 116 kcal, tuy nhiên nó sẽ không gây tăng cân bởi còn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào. Giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong dạ dày, hỗ trợ cho đường ruột của bạn hoạt động tốt hơn.

Khoai lang vàng

Đây là loại khoai lang có hàm lượng calo thấp, tương đương 85.6 kcal/100g. Tuy nhiên khoai lang vàng có chứa nhiều đường. Vì vậy nếu muốn giảm cân thì bạn không nên ăn quá nhiều loại khoai này.

Khoai đã qua chế biến thì hàm lượng calo như thế nào?

Khoai lang được mọi người xem như loại thực phẩm vàng, có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Với nhiều cách chế biến khác nhau, 200g khoai lang bao nhiêu calo sẽ tăng lên hay hao hụt xuống một cách đáng kể.

Khoai đã qua chế biến thì hàm lượng calo như thế nào?
Khoai đã qua chế biến thì hàm lượng calo như thế nào?

Khoai lang luộc

Khoai lang luôn có hàm lượng calo thấp hơn so với khoai lang nướng, khoảng 86 kcal. Vì vậy, người dùng còn được khuyến khích ăn khoai lang luộc hơn là sử dụng những loại khoai nướng một cách thường xuyên.

Khoai lang nướng

Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng thì cứ 100g khoai lang nướng sẽ có hàm lượng calo rơi vào khoảng 84 – 85 kcal. Với trường hợp nướng cùng với bơ hay mật ong thì hàm lượng calo sẽ cao hơn nhiều so với khoai lang luộc.

Khoai lang chiên

Lượng calo có trong các món khoai lang chiên sẽ tăng lên rất nhiều bởi để tạo ra các món ăn hấp dẫn này thì phải có thêm nhiều nguyên liệu chế biến đi cùng. Cụ thể, trung bình 100g bánh khoai lang chiên sẽ chứa 138 kcal.

Ăn khoai lang có béo không?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho cơ thể của bạn bị tăng cân ngoài ý muốn, việc sử dụng khoai lang có mang lại hiệu quả cho quá trình giảm cân của bạn hay không? Thực tế, việc lựa chọn khoai lang với loại phù hợp sẽ giúp bạn giảm cân hoặc duy trì cân nặng lý tưởng nếu bạn biết dùng đúng cách. Vì trong khoai lang có:

Ăn khoai lang có béo không?
Ăn khoai lang có béo không?

Chỉ số đường huyết thấp

Tuy khoai lang có chứa hàm lượng đường khá cao, nhưng nó lại thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết GI thấp, cụ thể đối với khoai lang luộc thì GI = 55, trong khi đó khoai tây sẽ có GI = 70, cao hơn nhiều so với khoai lang.

Vì thế, việc ăn khoai lang sẽ hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách chậm rãi, không gây đột biến lượng đường trong máu và đặc biệt là ổn định nồng độ insulin.

Thậm chí, một số chuyên gia còn chia sẻ rằng việc bạn dùng các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp thì thường có xu hướng giúp cơ thể no lâu hơn, giúp kiểm soát cơn thèm ăn được tốt hơn.

Khoai lang giàu chất xơ

Khoai lang giàu chất xơ, trong đó chất xơ hòa tan dưới dạng pectin sẽ giúp tăng cảm giác no, giảm lượng thức ăn được hấp thụ. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa hàm lượng nước cao, giúp bù nước cho các tế bào, góp phần trong trao đổi chất, ngăn ngừa tích tụ chất béo và hỗ trợ loại bỏ các độc tố. Đồng thời hỗ trợ cân bằng độ pH trong cơ thể.

Cung cấp nhiều Vitamin và khoáng chất cần thiết

Cũng giống với các loại củ khác, khoai lang có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe. Nhất là những người có chế độ ăn uống khắt khe cho quá trình giảm cân.

Điển hình là Vitamin A, giúp cho cơ thể của bạn có thể chống lại sự nhiễm trùng, cải thiện tốt sức khỏe đôi mắt. Magie có tác dụng giảm sự căng thẳng, lo âu. Mangan có lợi cho sự tăng trưởng và hoạt động trao đổi chất.

Có nên ăn khoai lang thay cơm không?

Với 200g khoai lang bao nhiêu calo thì với hàm lượng calo thấp, nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy có nên ăn khoai lang thay cơm không? Câu trả lời là CÓ THỂ, tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn nó trong khoảng thời gian ngắn.

Có nên ăn khoai lang thay cơm không?
Có nên ăn khoai lang thay cơm không?

Vì nếu ăn khoai lang trong một thời gian dài sẽ có thể dẫn đến tình trạng tích đường cho cơ thể, đặc biệt khi ăn nhiều khoai lang mật. Điều này khiến cho cơ thể bạn tăng cân một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, đối với những người bị bệnh thận thì không nên ăn khoai lang vì dễ mắc các bệnh liên quan tim mạch. Trong khoai lang có hàm lượng Vitamin A, kali, chất xơ,… khi chức năng thận đã suy giảm, lượng kali dư thừa không được loại bỏ. Điều này dẫn đến các tác hại nguy hiểm như yếu tim, rối loạn nhịp tim và khó thở,…

Mặt khác, với những người bị đầy hơi, khó tiêu nếu ăn khoai lang quá nhiều sẽ làm răng tiết dịch vị, gây nên tình trạng ợ chua và nóng ruột,… Do đó, nếu bạn muốn ăn khoai lang thì chỉ nên ăn với tần suất 2 – 3 lần/tuần.

Hy vọng với những thông tin trên, My Auris có thể giúp bạn hiểu hơn cho câu hỏi 200g khoai lang bao nhiêu calo. Mỗi loại khoai sẽ có lượng calo khác nhau, nhưng không quá chênh lệch. Nếu muốn giảm cân, hãy tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để bạn được tư vấn một thực đơn hỗ trợ giảm cân phù hợp. Ngoài ra, không nên quá lạm dụng việc ăn khoai lang, vì nó vẫn có khả năng gây ra nhiều bệnh lý không tốt cho sức khỏe.

Yến Nhi