Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới với nhiều loại cà phê khác nhau, thế nhưng bạn đã biết cà phê Việt Nam loại gì và đâu là loại cà phê được xuất khẩu nhiều nhất? Dưới đây là một số thông tin cụ thể.
Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam
Nước ta có diện tích cà phê đứng thứ 6 thế giới với tổng diện tích cà phê đạt 710,66 nghìn ha và tập chung chủ yếu tập trung tại 5 tỉnh Tây Nguyên, chiếm 91,2% tổng diện tích cả nước.
Bạn đang xem: Việt Nam có bao nhiêu loại cà phê? Đâu là loại cà phê xuất khẩu nổi bật?
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năng suất cà phê của nước ta cao nhất thế giới. Niên vụ cà phê 2021-2022, sản lượng cà phê Việt Nam đạt trên 1,8 triệu tấn. Trong đó, khối lượng cà phê xuất khẩu đạt trên 1,77 triệu tấn đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil.
Đáng chú ý là giá xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng tăng lên mỗi năm. Năm 2022 đạt 2.268 USD/tấn, tăng 21,7% so với năm 2021, 9 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân đạt mức 2.499 USD/tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2022. Đức, Nga, Mỹ, Bỉ, Pháp, Italia, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước nhập khẩu hàng đầu cà phê Việt Nam.
Các loại cà phê phổ biến ở Việt Nam
Việt Nam có rất nhiều loại cà phê khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là 5 loại cà phê dưới đây:
Cà phê Robusta
Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê Vối, có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10m. Chúng thường sinh trưởng thuận lợi khi ở độ cao dưới 1000m so với mực nước biến. Loại cà phê này có mùi thơm nồng, không có vị chua, độ cafein cao, thiên về vị đắng thích hợp với khẩu vị của người Việt. Hiện nay, ở nước ta cà phê Robusta chiếm đến hơn 90% diện tích đất trồng và phân bổ chủ yếu ở Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai và Đắk Nông.
Cà phê Arabica
Xem thêm : Mách bạn 1 thìa cà phê quy đổi băng bao nhiêu gam
Arabica là một trong số những loại cà phê được nhiều người đánh giá cao và có giá trị kinh tế nhất trong các loại cây. Hiện tại, Việt Nam chỉ có 35.000ha trồng cà phê Arabica và Tây Nguyên là nơi trồng nhiều nhất loại cây này. Ngoài ra, còn một số tỉnh miền Bắc như: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên.
Arabica thường được trồng ở độ cao 1000m – 1600m cây có tán lớn hình xanh đậm, hạt hơi dài và to, lượng cafein chỉ bằng Robusta nhưng lại có hương thơm nồng nàn, vị hơi chua, rất dễ uống. Vì vậy, đây là loại cà phê được nhiều người phương Tây ưa chuộng và giá thành khá cao.
>> Đừng bỏ qua: Xuất khẩu cà phê Việt Nam
Cà phê Liberica
Cà phê Liberica hay còn gọi là cà phê mít, nghe có vẻ khá lạ nhưng đây cũng là một trong những loại cà phê phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Loại cây này có thể sinh trưởng và phát triển trong nhiều loại khí hậu và khả năng kháng sâu bệnh cao. Tuy vậy, do độ chua cao nên cây cà phê này chỉ chiếm 1% trong tổng số lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới.
Cà phê mít ở Việt Nam có diện tích trồng không nhiều, phân bổ ở một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Loại cà phê này có hương vị khá khác biệt so với các giống cà phê khác tuy không đậm đà như Robusta, không nồng nàn như Arabica, mà có vị chua nhẹ, hơi chát, hàm lượng cafein thấp, cùng hương thơm thoang thoảng.
Cà phê Moka
Để trả lời cho câu hỏi cà phê Việt Nam loại gì thì không thể bỏ qua cà phê Moka, đây là một chủng loại thuộc giống Arabica. Cà phê Moka là loại cây khó trồng, dễ bị sâu bệnh nên sản lượng không cao và có khá ít trên thị trường. Hương vị của cà phê Moka mang vị đắng nhẹ xen lẫn vị chua và có một chút béo ngậy khi uống.
Xem thêm : Giúp con học tốt toán lớp 3 trung điểm của đoạn thẳng
Hiện tại, vùng trồng cà phê Moka chủ yếu là ở Đà Lạt bởi điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, đặc biệt là lượng mưa, nguồn nước dồi dào giúp cây Moka phát triển tốt.
Cà phê Culi
Bên cạnh cái tên như Arabica, Robusta, hay Moka thì cà phê Culi cũng là một trong những loại cà phê Việt Nam được nhiều người ưa chuộng. Cà Phê Culi được trồng nhiều ở Tây Nguyên. Các vùng miền khác như: Đà Lạt, Quảng Trị, Nghệ An. Culi là một loại cà phê khá độc đáo, hạt cà phê thông thường sẽ có 2 noãn nhưng Culi lại là tập hợp của những trái cà phê bị đột biến khi chỉ có duy nhất 1 hạt cà phê vì vậy hương vị có phần thơm ngon và bổ dưỡng hơn và hàm lượng caffeine chứa trong mỗi hạt Culi cũng cao hơn so với những giống cà phê khác.
Cà phê Việt Nam loại gì xuất khẩu nhiều nhất?
Với rất nhiều loại cà phê được chia sẻ trên đây nhưng bạn đã biết đâu là loại cà phê xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam chưa? Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan, Việt nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê Robusta. Trong năm 2022 xuất khẩu cà phê Robusta chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 76% kim ngạch xuất khẩu đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 3 tỷ USD. Sau đó là loại cà phê Arabica chiếm tỷ trọng khoảng 6,4%, đạt 113.000 tấn, trị giá hơn 250 triệu USD.
Như vậy, Robusta là loại cà phê xuất khẩu chính của Việt Nam vậy bạn có biết lý do vì sao nước ta lại chủ yếu xuất khẩu loại cà phê này?
Robusta là cây cà phê có khả năng sinh trưởng, chống chịu được các loại sâu bệnh. Vậy nên, khi trồng loại cà phê này, không cần sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm mốc mà lại cho năng suất cao hơn. Cà phê Robusta sinh trưởng ở độ cao từ 0 – 800 mét nên tương đối dễ trồng. Loại cây này còn có khả năng chịu được nhiệt độ cao và khí hậu ẩm ướt, điều kiện mà cà phê Arabica khó có thể phát triển tốt. Thời gian thu hoạch loại cà phê Robusta hoạch ngắn hơn so với cà phê Arabica điều này giúp giảm thiểu chi phí lao động và tăng tính hiệu quả sản xuất. Thêm nữa, Robusta cũng là dòng cà phê phù hợp với khẩu vị người dân Việt Nam, đây là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu sản xuất trong nước.
Hy vọng, thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về cà phê Việt Nam loại gì và đặc điểm của từng loại. Từ đó, biết được đâu là loại cà phê xuất khẩu nổi bật và có giá trị kinh tế cao nhất trên thị trường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp