Ngày 6/4, ông Mai Văn Chính – Phó trưởng Ban tổ chức Trung ương đã nêu 4 phương án đề xuất đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội tại hội thảo về nội dung này.
Đây là các phương án nằm trong đề tài nghiên cứu “Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội”, được Ban tổ chức Trung ương nghiên cứu trong 12 tháng với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý.
Bạn đang xem: Đề xuất hợp nhất 5 đoàn thể chính trị – xã hội vào MTTQ
Theo đó, phương án thứ nhất là giữ nguyên mô hình tổ chức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội hiện nay, tuy nhiên có lộ trình từng bước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và tổ chức; Nhà nước giao kinh phí căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện.
Xem thêm : Dán xe wave hết bao nhiêu tiền?
Phương án hai, nhất thể hóa chức danh Chủ tịch MTTQ và các đoàn thể chính trị – xã hội, thành lập cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung cho các đơn vị này; trước mắt thực hiện ở cấp tỉnh, cấp huyện.
Phương án ba, hợp nhất 5 đoàn thể chính trị – xã hội thành các ban của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trước mắt thực hiện thí điểm ở cấp huyện và xã.
Phương án cuối cùng là hợp nhất Ban Dân vận và MTTQ Việt Nam.
Xem thêm : Luận giải tướng số nữ: Mụn ruồi ở môi có ý nghĩa gì?
TS Nguyễn Viết Chức, Phó chủ nhiệm HĐTV Văn hóa – Xã hội bày tỏ quan điểm, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội là yêu cầu có tính thời đại, “tinh thần đổi mới phải làm cho Mặt trận mạnh lên”.
Cho rằng trong bối cảnh hiện nay, để có sự đồng thuận cao và yên tâm khi quyết định đổi mới tổ chức, ông Nguyễn Túc – Ủy viên Đoàn chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam nói cần tiếp tục thí điểm mô hình cơ quan tham mưu giúp việc chung trong khối Mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội ở một số địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên – Huế, TP HCM, Cần Thơ, sau đó tổng kết và báo cáo với Trung ương…
Ông Mai Văn Chính, đại diện cho cơ quan thực hiện đề tài nghiên cứu cho rằng cả về lý luận cũng như thực tiễn đều cho thấy rất cần đổi mới mô hình tổ chức, bộ máy và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội theo hướng tinh gọn, hoạt động thiết thực và hiệu quả; đề cao tính tự chủ, chủ động thực hiện vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp