CON ĐƯỜNG SÁNG

Việc tìm ra thực thể của giá trị là lao động và phát hiện ra hai thuộc tính của hàng hóa không phải chỉ đến c. Mác mới phát hiện ra. Trước c. Mác đã có nhiều người phát hiện ra như: A. Smit, Đ. Ri-các-đô, v.v… Nhưng lao động nào tạo ra giá trị của hàng hóa thì trước c. Mác chưa có ai giải đáp một cách đầy đủ và khoa học.

C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. c. Mác viết: “Tôi là người đầu tiên đã chứng minh một cách có phê phán tính chất hai mặt ấy của lao động chứa đựng trong hàng hóa”. Đây là điểm mấu chốt để nhận thức vai trò khác nhau của những nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và tạo ra giá trị.

Nhờ phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hảng hóa, c. Mác đã chứng minh một cách khoa học rằng: trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể bảo tồn và di chuyển giá trị cú (c) vào trong sản phẩm mới, lao động trừu tượng tạo ra giá trị mới (v + rn) và toàn bộ giá trị hàng hóa gồm (c. + V + m). Điều này cả A. Smít và Đ. Ri-các-đô không vượt lên được. Trên cơ sở lý thuyết giá trị lao dộng và phát minh ra tính hai mặt của lao động’ sản xuất hàng hóa, c. Mác đã giải quyết một cách triệt để hệ thống các phạm trù và quy luật kinh tế khác.

C. Mác đã vạch rõ chất của giá trị hàng hóa là do lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa, đó là mặt đồng nhất của mọi lao động và là cơ sở của sự trao đổi. Lao động cụ thể là lao động tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa. Các loại lao động cụ thể khác nhau sẽ tạo ra các. giá trị sử dụng khác nhau, nhờ đó chúng có thể đứng đối diện với nhau. Như vậy, C. Mác là người đầu tiên vạch ra nguồn gốc hai thuộc tính của hàng hóa.

Nhờ phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, c. Mác là người đầu tiên chỉ ra vai trò khác nhau của các nhân tố: lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động trong quá trình tạo ra giá trị và giá trị thặng dư. Ba nhân tố này có vai trò khác nhau. Máy móc, công cụ lao động là phương tiện để tăng sức sản xuất của lao động. Lao động cụ thể của công nhân chuyển nguyên vẹn giá trị của tư liệu sản xuất đã hao phí sang sản phẩm mới; còn lao động trừu tượng thì tạo ra giá trị mới ngang bằng giá trị sức lao động (v) cộng với giá trị thặng dư (m). Như vậy, trong điều kiện sán xuẩt hàng hóa tư bản chu nghĩa, lao động sống, lao động trừu tượng của người công nhân tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Điều này các nhà kinh tế học trước c. Mác không làm được, vì họ chưa biết đến tmh hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Để giải thích nguồn gốc giá trị thặng dư, họ đã phải viện đến sự vi phạm quy luật giá trị. Do đó, họ chỉ chú ý đến các hình thái riêng biệt của giá trị thặng dư, mà chưa tìm ra nguồn gốc, bản chất và mối liên hệ của các phạm trù đó. Chỉ đến C. Mác, mọi bí mật về giá trị thặng dư đã được, vạch ra. Đứng vững trên cơ sở lý luận giá trị, bằng phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, C. Mác đã chỉ ra giá trị thặng dư là do lao động trừu tượng không được, trả công của người công nhân làm thuê tạo ra, bị nhà tư bản chiếm đoạt. Trong thực tế, giá trị thặng dư được biểu hiện dưới các hình thái cụ thể của nó như lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi -tức cho vay, địa tô tư bản chủ nghĩa.

Như vậy chỉ đến c. Mác, bằng phát minh ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa mới làm cho lý luận giá trị và giá trị thặng dư được giải quyết một cách triệt để.