Câu hỏi:
Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm?
A. mất màu
Bạn đang xem: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm?
B. không đổi màu
C. chuyển thành màu đỏ
D. chuyển thành màu xanh
Đáp án đúng D.
Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh do NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-, dung dịch amoniac (NH3) có tính bazơ, giấy quỳ tím gặp axit chuyển sang màu đỏ và gặp bazơ chuyển sang màu xanh.
Giải thích lý do chọn đáp án D:
Amoniac có công thức phân tử: NH3, là chất khí không màu, mùi khai và xốc, tan nhiều trong nước. Trong tự nhiên khí amoniac được sinh ra trong quá trình bài tiết và thối rữa xác sinh vật. Khí amoniac là chất khí độc có mùi khai, nếu hít nhiều khí ammoniac sẽ làm rát cổ họng, bỏng đường hô hấp.
Khí amoniac làm cho giấy quy tím ẩm chuyển xanh hoặc làm cho phenolphtalein không màu chuyển màu hồng. Amoniac tạo khói trắng với HCl đặc.
Khí amoniac được ứng dụng trong sản xuất axit nitric, các loại phân đạm; điều chế hiđrazin làm nhiên liệu cho tên lửa. Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.
Sở dĩ khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh do:
– Giấy quỳ là chất chỉ thị để đo độ pH và phân biệt độ axit va bazơ trong dung dịch.
+ PH = 7 quỳ tím không đổi màu thì dung dịch ở trạng thái trung tính
+ PH
Xem thêm : Những loại xe nào được quyền ưu tiên khi tham gia giao thông đường bộ?
+ PH > 7 quỳ tím hóa xanh thì dung dịch có tính bazơ
+ Khi quỳ tím gặp nước, giấy sẽ không chuyển màu
Giấy quỳ là chất chỉ thị màu phân biệt dung dich bazơ hoặc axit. Màu sắc thay đổi dựa vào độ pH của dung dịch. Do đó nó không có hóa trị và cũng không có công thức hóa học cụ thể.
– Khi khí amoniac gặp nước trong giấy quỳ tím sẽ có phản ứng:
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-
Có thể thấy dung dịch amoniac có tính bazơ nên sẽ làm cho giấy quỳ tím chuyển màu xanh => Đáp án D đúng.
Lưu ý: Khi cho quỳ tím khô vào bình đựng khí amoniac thì giấy quỳ tím không chuyển màu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp