Nghỉ phép hay chính là chế độ nghỉ hằng năm là một trong những chế độ đãi ngộ cơ bản nhất mà khi người lao động xác lập một quan hệ lao động nhất định. Việc pháp luật quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động có ý nghĩa rất quan trọng với người lao động, bởi vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất về quyền lợi của người lao động về chế độ nghỉ hằng năm khi làm việc tại doanh nghiệp.
Nhiều người lao động hiện nay khi làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp luôn thắc mắc về vấn đề nghỉ phép và một tháng được nghỉ phép bao nhiêu ngày?
Bạn đang xem: Một tháng được nghỉ phép bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động 2019, người lao động có quyền nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.
Chính vì là quyền lợi cơ bản của người lao động, nên khi giao kết hợp đồng lao động người sử dụng phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như quy định tại khoản 1 Điều 16 Bộ luật lao động 2019.
Đồng thời khi xác lập hợp đồng lao động, theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động 2019, nội dung của hợp đồng phải có thỏa thuận rõ ràng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động.
Theo quy định của Bộ luật lao động thì người lao động có quyền được nghỉ hằng năm vậy một tháng được nghỉ phép bao nhiêu ngày?
Để hiểu được vấn đế một tháng được nghỉ phép bao nhiêu ngày? thì cần nắm được các điều kiện nghỉ phép hằng năm và cách tính nghỉ phép năm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019, người lao động có thời gian làm việc tối thiểu đủ 12 tháng sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm và hưởng nguyên lương, cụ thể như sau:
– Được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– Được nghỉ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Được nghỉ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Xem thêm : Thụ tinh kép là gì? Ý nghĩa của thụ tinh kép ở thực vật
Tuy nhiên để đảm bảo quyền nghỉ ngơi – quyền cơ bản của người lao động, pháp luật lao động quy định người lao động làm việc chưa đạt thời gian tối thiểu như trên cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm cụ thể khoản 2 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau: Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Ví dụ: Ông A làm kỹ sư cho Công ty Cổ phần dệt may X, hợp đồng lao động là loại hợp đồng không xác định thời hạn. Tính đến tháng 6 năm 2020, ông A đã làm việc cho công ty Cổ phần dệt may X được 10 năm. Số ngày nghỉ phép của ông A trong năm 2020 như sau:
– Ông A được nghỉ 12 ngày vì công việc làm công việc trong điều kiện bình thường (không trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).
– Ông A có thâm niên làm việc 10 năm, tức là được cộng thêm 02 ngày nghỉ phép hằng năm (cứ 05 năm làm việc được cộng thêm 01 ngày nghỉ phép).
Như vậy đến năm 2020, ông A được nghỉ phép 14 ngày và hưởng nguyên lương.
– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật Lao động 2019 được tính như sau:
Số ngày nghỉ +ngày được nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên (nếu có) : 12 tháng x số tháng làm việc thực tế trong năm = số ngày nghỉ phép.
Ví dụ: Ông A làm kỹ sư cho Công ty Cổ phần dệt may X, hợp đồng lao động là loại hợp đồng không xác định thời hạn. Tính đến tháng 06 năm 2020, ông A đã làm việc cho công ty Cổ phần dệt may X được 06 tháng. Số ngày nghỉ phép của ông A trong năm 2020 như sau:
– Ông A được nghỉ 12 ngày vì công việc làm công việc trong điều kiện bình thường (không trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).
– Vì ông A làm việc chưa đủ 12 tháng nên số ngày nghỉ phép hằng năm mà ông được hưởng sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc, cụ thể như sau:
12 (số ngày nghỉ + 0 chưa đủ thâm niên hằng năm) : 12 tháng x 6 tháng ( số tháng làm việc thực tế trong năm) = 6 ngày.
Xem thêm : [Giải đáp] Uống trà xanh không độ có béo không?
Tóm lại, ông A được nghỉ 06 ngày phép và hưởng nguyên lương.
– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, số ngày nghỉ phép của người lao động khi làm việc chưa đủ tháng được tính như sau: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
Ví dụ: Ông A làm kỹ sư cho Công ty Cổ phần dệt may X, hợp đồng lao động là loại hợp đồng không xác định thời hạn. Tính đến tháng 06 năm 2020, ông A đã làm việc cho công ty Cổ phần dệt may X được 1 năm 06 tháng 25 ngày. Số ngày nghỉ phép của ông A trong năm 2020 như sau:
– Ông A được nghỉ 12 ngày vì công việc làm công việc trong điều kiện bình thường (không trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật).
– Vì trong năm 2020, ông A làm việc chưa đủ 12 tháng và chưa làm đủ 01tháng để tính sang tháng thứ 07, tuy nhiên 25 ngày làm việc chiếm tỷ lệ trên 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng nên sẽ được tính tròn 07 tháng làm việc trong năm 2020. Do đó, số ngày nghỉ phép hằng năm mà ông A được hưởng sẽ được tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc, cụ thể như sau:
12 ngày + 12 số ngày nghỉ hằng năm : 12 tháng x 7 tháng (số tháng làm việc thực tế trong năm) = 19 ngày.
Tóm lại, trong trường hợp trên, ông A được nghỉ 19 ngày phép và hưởng nguyên lương.
– Thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ phép hằng năm
Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019, trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, khi người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lươn cho những ngày chưa nghỉ.
Về căn cứ tiền lương để thanh toán chưa nghỉ hằng năm, khoản 3 Điều 67 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định như sau: Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy pháp luật lao động hiện nay không có quy định cụ thể về số ngày người lao động được nghỉ trong một tháng mà chỉ có quy định về cách tính thời gian nghỉ phép năm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/01/2024 13:32
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024