Chùa Trấn Quốc
Nằm ở phía đông Hồ Tây, chùa Trấn Quốc với tuổi đời hơn 1500 năm là ngôi chùa cổ và linh thiêng bậc nhất Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của Thăng Long dưới thời Lý – Trần, chùa Trấn Quốc giờ đây trở thành điểm đến tâm linh hấp dẫn của thủ đô, thu hút rất đông du khách tới thăm quan và lễ bái mỗi năm. Đặc biệt, năm 2016, chùa Trấn Quốc đã lọt vào danh sách 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail của Anh bình chọn.
Bạn đang xem: 4 ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội, người người đến cầu bình an trong dịp Tết
Xưa kia, chùa Trấn Quốc là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Các vua Lý, Trần vẫn thường hay vãn cảnh và ngự giá cúng lễ vào các dịp lễ, Tết tại chùa bởi vậy mà có nhiều cung điện đã được xây dựng phục vụ việc nghỉ ngơi của vua: cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên.
Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị lớn được đặt chủ yếu ở Thượng điện. Trong đó nổi bật nhất là bức tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn được làm từ gỗ, sơn son thiếp vàng, là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.
Chùa Quán Sứ
Vẫn là một ngôi chùa nằm giữa lòng Hà Nội nhộn nhịp, chùa Quán Sứ mang lại cảm giác bình yên đến lạ cho tâm hồn mỗi con người khi đặt chân đến nơi đây. Chùa Quán Sứ cổ kính là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội hiện nay.
Xem thêm : Trà hoa cúc có giảm cân không & Cách thực hiện ra sao?
Ngày nay, chùa Quán Sứ có kiến trúc khang trang gồm các hạng mục như tam quan, chính điện, thư viện, phòng khách, nhà cho tăng ni và giảng đường. Đến với số 73 phố Quán Sứ, ta sẽ thấy công trình cổng Tam quan 3 tầng mái và ở giữa được đặt một lầu chuông. Nét độc đáo và đặc sắc riêng của chùa Quán Sứ là những câu đối hay tên của ngôi chùa đều được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ. Đi qua cổng vào bên trong chùa, ta sẽ thấy khuôn viên rộng được lát gạch. Toàn bộ các điện thờ đều được sơn màu vàng nổi bật lên những khung cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ.
Đây là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động vô cùng quan trọng của hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn là giảng đường tụng kinh truyền giáo Phật giáo cho các tăng ni, phật tử. Cũng như là thư viện nơi lưu trữ những sổ sách, kinh văn Phật Giáo mang nhiều giá trị mãi về sau.
Chính vì vậy, đây là địa điểm thu hút hàng ngàn du khách và phật tử gần xa tới hành hương và dừng chân tham quan vãn cảnh.
Chùa Pháp Vân (Chùa Nành)
Chùa Pháp Vân Hà Nội tọa lạc cách trung tâm Hà Nội Thủ Đô chừng 20km về bắc bộ thuộc địa phận thôn Phù Ninh (làng Nành), xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, ngoại thành thủ đô Hà Nội. Xưa là thôn Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.
Chùa Pháp Vân còn có tên gọi khác là chùa Nành tương truyền xây dựng từ thời Lý. Chùa Pháp Vân còn được người dân trong làng gọi bằng cái tên bình dân là chùa Cả vì chính là chùa to nhất trong cụm các chùa trong làng. Làng có ba chùa là: chùa Cả (hay chùa Nành, tên chữ là Pháp Vân tự), chùa Khánh Ninh dựng năm 1664, chùa Đại Bi dựng năm 1673. Chùa khá lớn, bao gồm: thủy đình, tam quan, tiền đường, cầu, tam bảo, tả vu, hữu vu, nhà Tổ, điện Mẫu & khu phụ.
Cùng với chùa Dâu, chùa Keo, và chùa Đậu, chùa Pháp Vân là nơi thờ một trong bốn vị Tứ Pháp trong tín ngưỡng dân gian. Hiện nay, bên trong chùa có nhiều pho tượng Phật, cùng nhiều cổ vật quý hiếm có niên đại cả nghìn năm.
Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Tuy nằm trong khu dân cư đông đúc, chật hẹp nhưng chùa Phúc Khánh được đông đảo bà con và các phật tử tìm đến chiêm bái, cầu an. Chùa gồm công trình kiến trúc thờ Phật kiểu truyền thống: Tam quan mở 3 cửa vòm giữa là cửa lớn, hai bên nhỏ hơn. Trụ đắp hình con sấu quay đầu vào nhau. Sau Tam quan là sân chùa.
Theo những cao niên ở gần chùa Phúc Khánh, chùa Phúc Khánh vốn dĩ ban đầu chỉ là một ngôi chùa làng, thuộc làng Sở. Trước đây chùa cũng chỉ là nơi lễ Phật của người dân làng Sở. Chùa chỉ thu hút được nhiều người từ khắp các địa phương tìm đến trong khoảng hơn chục năm trở lại đây. Đặc biệt là từ khi Thượng tọa Thích Thanh Quyết – một bậc cao tăng nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam về đây trụ trì.
Hiện nay, chùa Phúc Khánh được nhiều người dân lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn vào dịp đầu năm. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ cũng tìm đến đây để cầu duyên.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/03/2024 20:54
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024