Categories: Tổng hợp

Tết Đoan Ngọ năm 2023 – mùng 5/5 âm lịch là ngày nào dương lịch?

Published by

Tết Đoan Ngọ năm 2023 là ngày nào dương lịch?

Tết Đoan Ngọ (còn được gọi là Tết Đoan Dương) diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Ở mỗi quốc gia, ngày lễ này lại mang ý nghĩa riêng và có hình thức tổ chức riêng.

Với người Việt, Tết Đoan Ngọ còn được coi là Tết giết sâu bọ. Vào ngày này, người xưa sẽ phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sinh vật gây hại cho cây trồng, bảo vệ mùa màng. Vào ngày này, người ta cũng dâng hương cúng tổ tiên, trời đất nhằm cầu mùa màng bội thu.

Tết Đoan Ngọ năm 2023 – 5/5 âm lịch năm Quý Mão rơi vào thứ Năm ngày 22/6 dương lịch.

Theo ý nghĩa của từ Đoan Ngọ, Đoan là mở dầu, Ngọ dùng để chỉ giờ Ngọ (khoảng 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều).

Nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được bắt nguồn từ một truyền thuyết.

Truyền thuyết kể rằng, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân rất vui mừng vì được mùa. Tuy nhiên, sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn hết các loại trái cây, thực phẩm mà người nông dân đã thu hoạch. Điều này khiến mọi người đau đầu, không biết làm thế nào để giải trừ nạn sâu bọ này. Đột nhiên, có một ông lão từ phương xa đến tự xưng là Đôi Truân.

Người này chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm trái cây, bánh tro và ra trước nhà vận động tập thể dục.

Người dân làm theo và chỉ sau một lúc, cả đám sâu bọ té ngã rã rượi.

Ông lão nói rằng vào ngày này hàng năm, sâu bọ rất hung hăng. Mỗi năm cứ đúng ngày này làm theo những gì ông đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn vì sự giúp đỡ này. Để tưởng nhớ, người ta gọi ngày này là ngày diệt sâu bọ. Ngoài ra, nhiều người gọi đó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa trưa.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Tùy vào phong tục vùng miền, quan niệm gia đình mà mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mâm cúng của ngày lễ này sẽ có hoa tươi, trái cây tươi, hương (nhang), vàng mã…

Mâm cúng của người miền Bắc thường có các loại trái cây theo mùa, rượu nếp…

Ở miền Trung, người ta thường cúng chè kê và thịt vịt. Người xưa chọn thịt vịt để cúng vào dịp này vì cho rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể.

Ở miền Nam, mâm cúng không thể thiếu bánh ú, chè trôi nước…

Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ quây quần bên mâm để thưởng thức những món này.

Nên làm gì trong ngày Tết Đoan Ngọ?

Theo quan niệm dân gian, vào ngày Tết Đoan Ngọ, người ta sẽ ăn hoa quả, rượu nếp để diệt trừ sâu bọ. Trong ngày này, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ bay, sau đó ăn đến trái cây để diệt sâu bọ…

Ở một số nơi, các gia đình sẽ ăn bánh tro, chè trôi nước, hạt sen.. để diệt sâu bọ, bệnh tật.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

This post was last modified on 01/04/2024 23:59

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

2 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

4 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

18 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

19 giờ ago